Từ vụ học sinh ném dép, dồn cô giáo vào góc tường: Đừng dạy lý thuyết suông!

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bất cứ ai cũng đều nhói lòng, lẫn phẫn nộ sau khi xem clip và đọc thông tin về cô giáo ở Tuyên Quang bị học sinh dồn vào góc tường, ném dép, chửi bới đến ngất xỉu.
Từ vụ học sinh ném dép, dồn cô giáo vào góc tường: Đừng dạy lý thuyết suông!
Nữ giáo viên bị học sinh ép vào tường rồi buông lời thách thức ẢNH CẮT TỪ CLIP

Có thể cô giáo đã gây ra bức xúc khiến các em không hài lòng và phản ứng bồng bột, nhưng dù như thế nào thì việc học sinh nhốt cô giáo trong phòng, nói tục, ném dép vào người cô là đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo hộ về sức khỏe, nhân phẩm, tính mạng. 

xThông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15.9.2020, Ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học, khoản 1, điều 37 quy định về các hành vi học sinh không được làm như sau: "Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác". Chưa kể, cô giáo tuổi cũng bằng cha mẹ các em, là người trực tiếp giảng dạy các em.

Đây cũng không phải là trường hợp đầu tiên xảy ra việc xúc phạm thầy cô giáo. Trước đây liên tiếp xảy ra các sự việc phụ huynh hành hung giáo viên, phụ huynh làm nhục giáo viên như bắt cô giáo quỳ xin lỗi... Điều này cho thấy nghề giáo đang là nghề nguy hiểm hiện nay như một số người nhận định là có cơ sở. Ở trong môi trường học đường, môi trường văn hóa có thừa tính nhân văn, nhân ái nhưng lại xảy ra những việc như nói trên làm sao thầy cô không khỏi chạnh lòng!

Để cho mối quan hệ thầy trò đúng với tinh thần "Tôn sư trọng đạo", cần được giải quyết từ mối quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội.

Là giáo viên dạy môn giáo dục công dân, trong mỗi tiết dạy học, tôi nghĩ rằng không nên dạy lý thuyết, kiến thức suông cho các em "Thế nào là yêu thương con người; Thế nào là tôn trọng người khác"… Điều quan trọng là từ những những tấm gương trong đời sống thực tế, câu chuyện từ cuộc sống hoặc từ những cuốn sách "Hạt giống tâm hồn"… để giáo dục cho học sinh những chuẩn mực đạo đức và Pháp Luật.

Cần xây dựng môi trường học đường đầy tính nhân văn

N.V.L

Ngoài ra, nhà trường, thầy cô không chỉ chú trọng về dạy kiến thức cho học sinh mà thông qua các hoạt động ngoại khóa, giáo dục trải nghiệm hướng nghiệp, văn nghệ, thể dục thể thao, sinh hoạt câu lạc bộ… để giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống, phát huy phẩm chất năng lực học sinh theo đúng mục tiêu yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bên cạnh đó, các đoàn thể xã hội, chính trị như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ… luôn đồng hành phối hợp cùng nhà trường cùng giáo dục các em.

Đặc biệt, gia đình là tổ ấm của các em, cha - mẹ cần có vai trò tích cực trong giáo dưỡng tâm hồn các em, từ những lời nói, việc làm gương của bố mẹ, nhất là thái độ kính trọng thầy cô giáo của phụ huynh. 

Tất cả hãy cùng chung tay giáo dục các em mới hy vọng hình thành nhân cách chuẩn mực cho học sinh để không còn xảy ra vụ việc học sinh ném dép, dồn cô giáo vào góc tường nhói lòng như ở Tuyên Quang.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật