Giật mình vết nứt trên tượng binh sĩ đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vào tháng 3/1974, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng tình cờ được tìm thấy sau khi nông dân ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đào được tượng binh sĩ đất nung. Từ những vết nứt nhỏ trên bức tượng, nhiều bí mật được giải mã.
Giật mình vết nứt trên tượng binh sĩ đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng
Ảnh minh họa.

Trong lúc đào giếng, một nông dân ở làng Tây Dương nằm gần thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc bất ngờ đào được một bức tượng hình người. Phát hiện này mở đầu cho khám phá về đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Các chuyên gia khảo cổ đã tiến hành các đo đạc, kiểm tra trước khi tiến hành cuộc khai quật tại địa điểm này. Theo đó, họ phát hiện nơi an nghỉ của Tần Thủy Hoàng còn gần như nguyên vẹn, ước tính diện tích lăng mộ là khoảng 41.600 m2.

Trong số các hiện vật được tìm thấy, các chuyên gia đặc biệt chú ý đến đội quân đất nung. Những bức tượng này có kích thước tương đương người thật và có gương mặt, kiểu tóc... khác nhau. Mỗi bức tượng trong mộ đều là duy nhất, không có sự trùng lặp.

Tính đến nay, các chuyên gia khảo cổ đã khai quật được hơn 2.000 pho tượng binh sĩ đất nung. Họ ước tính vẫn còn khoảng 6.000 tượng chiến binh khác chưa được khai quật vì một số lý do chưa thể khai quật toàn bộ lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.

Khi kiểm tra các bức tượng đất nung đã được khai quật và đưa lên mặt đất, các chuyên gia phát hiện một vài bức tượng có những vết nứt nhỏ. Khi kiểm tra kỹ hơn, họ nhận thấy bên trong tượng chiến binh đất nung trống rỗng.

Từ đây, một bí mật lớn về đội quân đất nung được giải mã. Trước đó, nhiều người hoài nghi bên trong tượng đất nung có thể cất giấu thứ gì đặc biệt như bên trong có chứa th‌i hà‌i binh sĩ thật.

Thế nhưng, thông qua các vết nứt trên các bức tượng đất nung, giới chuyên gia xác nhận bên trong những hiện vật này không cất giấu thứ gì đặc biệt.

Bên trong bức tượng hoàn toàn rỗng ruột. Từ đây, các chuyên gia giải mã được cách người xưa tạo ra tượng binh sĩ đất nung. Theo nghiên cứu của họ, những thợ thủ công dưới thời nhà Tần có đôi bàn tay tài hoa đã tạo nên những bức tượng sống động như người thật.

Những người thợ chia bức tượng thành 6 phần để chế tác gồm: tứ chi, đầu và thân rỗng. Mỗi bộ phận riêng lẻ được rung riêng trước khi được ghép lại thành một bức tượng hoàn chỉnh.

Trong đó, phần đầu bức tượng được đánh giá là công phu nhất khi thợ thủ công tỉ mỉ điêu khắc, tạo hình biểu cảm, kiểu tóc... cho từng bức tượng để khiến chúng trở thành những pho tượng độc nhất vô nhị.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật