Một thiên hà mang tên PBC J2333.9-2343 đang thu hút sự chú ý của giới khoa học vì nó được phát hiện là đã quay một góc khoảng 90 độ để hướng thẳng trung tâm của mình - một lỗ đen được gọi là “siêu khổng lồ” - về phía Trái Đất. Thiên hà này cách Trái Đất khoảng 657 triệu năm ánh sáng.
Đây là báo cáo của Hiệp hội Thiên văn học Hoàng gia. Người phát ngôn của hiệp hội này - Tiến sĩ Lorena Hernández-García - nói: “Chúng tôi bắt đầu nghiên cứu thiên hà này vì nó thể hiện những đặc tính kỳ dị. Để xác nhận việc lỗ đen ở trung tâm của nó đã đổi hướng, chúng tôi đã phải thực hiện rất nhiều quan sát”.
Đến hiện tại, các nhà khoa học chưa chắc chắn là điều gì đã khiến thiên hà đổi hướng, chỉ phỏng đoán rằng nó đã va chạm với một thiên hà khác, khiến nó bị “đẩy” quay đi 90 độ. Các nhà thiên văn học cũng chưa biết việc lỗ đen khổng lồ kia hướng thẳng vào Trái Đất có thể ảnh hưởng đến chúng ta thế nào, chỉ biết rằng lỗ đen đó lớn gấp hẳn 40 lần dải Ngân Hà, nên nó sẽ phải được quan sát và theo dõi liên tục.
Ngoài lỗ đen bất ngờ đổi hướng kia, Trái Đất đang phải đối diện với những mối đe dọa tiềm năng khác. Các dữ liệu gần đây cho thấy có đến 3 tiểu hành tinh gần Trái Đất ở ngay trong Hệ Mặt Trời có thể gây nguy hiểm cho hành tinh của chúng ta.
Theo như nhà thiên văn học Scott Sheppard viết trong một thông cáo báo chí thì có ít nhất 2 tiểu hành tinh rất gần Trái Đất, mỗi “kẻ đe dọa” này có bề ngang khoảng 1 km, đó là kích thước khiến chúng được gọi là “sát thủ hành tinh”.
Thiên hà xa xôi bỗng nhiên quay một góc 90 độ.
Thực tế, các hành tinh trong vũ trụ cũng có tác động qua lại lẫn nhau, sự thay đổi của một yếu tố tưởng như ở rất xa xôi vẫn có thể ảnh hưởng đến cả khí hậu, môi trường… của Trái Đất. Vì vậy, các nhà thiên văn học luôn luôn phải theo dõi những biến đổi ngay cả ở những thiên hà khác đi nữa.