Vật thể có khả năng là tàu mẹ của người ngoài hành tinh được giới khoa học đặt tên là Oumuamua.
Oumuamua được các nhà thiên văn học phát hiện vào ngày 19/10/2017, khi nó “ghé thăm” hệ Mặt trời của chúng ta.
Điều gây tò mò ở đây là các nhà khoa học đã không thể giải thích được Oumuamua là gì.
Nó bay ngang trái đất với tốc độ của một sao chổi, nhưng nó không có đuôi khí và đám bụi phía sau như cách mà các sao chổi vẫn bay ngang Trái đất.
Các nhà khoa học cho biết nếu một vật thể như vậy không phải là sao chổi, nó thường là một tiểu hành tinh.
Tuy nhiên, Oumuamua lại di chuyển với tốc độ 93,300 km/giờ theo hướng của chòm sao Pegasus. Điều này đặt giả thiết rằng nó có thể là một tàu không gian tự hành.
Nhà thiên văn học Avi Loeb, giáo sư khoa học Frank J. Baird tại Đại học Harvard, người đã dành nhiều năm nghiên cứu về trí thông minh ngoài Trái đất lại cho rằng ban đầu Oumuamua được cho là một sao chổi. Tuy nhiên, một sao chổi để lại một vệt khí đằng sau nó nhưng không có gì tương tự đằng sau Oumuamua. Vì vậy, rõ ràng nó không phải là một sao chổi.
Sau đó mọi người nói rằng nó có thể là một tiểu hành tinh và chỉ đơn thuần là một tảng đá. Vấn đề ở đây là Oumuamua tạo ra được một lực đẩy. Trong trường hợp của sao chổi, lực đẩy đó được cung cấp bởi hiệu ứng tên lửa gây ra bởi các khí bốc hơi. Tuy nhiên, không có khí bốc hơi nào phát ra từ Oumuamua. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là điều gì đã giúp cho Oumuamua có được lực đẩy mạnh như vậy?
Theo ông Sean Kirkpatrick, Giám đốc Cơ quan giải quyết các hiện tượng bất thường (AARO) cho biết Oumuamua có khả năng là một tàu mẹ người ngoài hành tinh, nó phóng ra nhiều tàu thăm dò nhỏ trong hành trình gần Trái đất, một phương thức hoạt động không quá khác biệt so với các sứ mệnh của NASA.
AARO được thành lập để nghiên cứu và điều tra các “đối tượng không xác định” xung quanh các cơ sở quân sự của Mỹ.
Vì vậy, việc báo cáo của AARO thừa nhận tồn tại các dấu hiệu của sự sống ngoài hành tinh đã khiến cho những người quan tâm đến vấn đề này đứng ngồi không yên.