Đức lần đầu chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đức hôm 20/5 cho biết nước này sẽ chuyển giao 15 pháo phòng không tự hành Gepard đầu tiên cho Ukraine vào tháng 7.
Đức lần đầu chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine
Xe tăng phòng không Gepard của Đức. Ảnh: Defense Brief.

Ông cho biết thêm Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht đã thống nhất kế hoạch này với người đồng cấp Ukraine trong một cuộc hội đàm trực tuyến.

Trong khi đó, theo một nguồn tin chính phủ, số pháo phòng không tự hành Gepard này sẽ được chuyển giao với một lượng đạn "đủ dùng". Nguồn tin cho biết thêm có đủ số đạn cho gần 100 lần tải, với mỗi lần tải có thể tấn công 25 mục tiêu.

Chính quyền Kyiv ngày càng tăng cường kêu gọi viện trợ vũ khí hạng nặng kể từ khi Moscow chuyển hỏa lực mạnh nhất đến miền Đông và miền Nam Ukraine.

Trước đó, vào cuối tháng 4, Berlin lần đầu tuyên bố sẽ cung cấp vũ khí hạng nặng cho Kyiv, cụ thể là tổ hợp pháo phòng không tự hành Gepard, sau khi nhận nhiều chỉ trích về việc trì hoãn hành động này.

Đức cũng cam kết cung cấp 7 xe pháo tự hành cho Kyiv và bắt đầu huấn luyện quân đội Ukraine cách sử dụng các thiết bị này.

Trước đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz vẫn kiên trì với lập luận rằng ưu tiên hàng đầu của NATO là tránh đối đầu với Nga. Để bảo vệ mục tiêu này, việc cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine cần được cân nhắc kỹ, tránh khiêu khích Moscow châm ngòi cho chiến tranh thế giới 3.

Chính phủ Đức cũng đưa ra lý do rằng quân đội nước này không còn đủ mức độ vũ khí dự trữ để bảo đảm an ninh quốc phòng trong nước, hoặc binh sĩ Ukraine sẽ cần nhiều thời gian để học sử dụng các vũ khí mà Đức có.

Do đó, Berlin chọn cách hỗ trợ tài chính cho Kyiv, đồng thời cung cấp các loại vũ khí hiện đại cho các thành viên NATO ở Đông Âu, sau đó các nước này sẽ chuyển giao vũ khí sản xuất từ thời Liên Xô cho Ukraine.

Việc Thủ tướng Olaf Scholz thay đổi quan điểm, tuyên bố cho phép chuyển giao pháo phòng không cho Ukraine vào ngày 26/4 vừa là điều gây bất ngờ, vừa là tín hiệu cho thấy sự chuyển hướng đáng chú ý trong chính sách của Berlin.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 14530
  1. Lý do thực sự khiến đại quân hùng mạnh của Napoleon đại bại ở Nga
  2. Ukraine có hàng trăm nghìn binh sĩ, Hungary ví đòn trừng phạt Nga như “bom nguyên tử”
  3. Nghị sĩ cấp cao Nga nghi ngờ NATO sẽ đưa quân tới Tây Ukraine
  4. Xung quanh việc lực lượng Ukraine ở nhà máy thép Azovstal đầu hàng
  5. Tổng thống Zelensky tiết lộ quy mô lực lượng Ukraine đang chiến đấu với Nga
  6. Tên lửa hành trình Nga bắn trúng kho vũ khí phương Tây ở Ukraine
  7. Nóng Nga-Ukraine chiều 21-5: Mọi chú ý đổ dồn về Moldova - nước láng giềng Ukraine
  8. Cuộc chiến ở Ukraine khiến vai trò bảo đảm an ninh châu Âu của EU thay đổi thế nào?
  9. Tổng thống Ukraine đòi Nga bồi thường thiệt hại chiến sự
  10. Nga kiểm soát nhà máy thép Azovstal, chiến sự miền Đông Ukraine tiếp tục leo thang
  11. Nga tuyên bố “giải phóng” Azovstal, kiểm soát hoàn toàn Mariupol
  12. Tổng thống Ukraine Zelensky đề xuất thỏa thuận chính thức về việc Nga phải đền bù tổn thất
  13. Ukraine ra lệnh dừng bảo vệ Mariupol
  14. Tổng thống Putin: Đòn tấn công trừng phạt chống lại Nga thất bại
  15. Nga sa thải các chỉ huy cấp cao ở Ukraine, lập căn cứ mới ở miền tây chống NATO
  16. Hà Lan thông báo không thể gửi thêm lựu pháo cho Ukraine
  17. Binh sĩ Ukraine cuối cùng ra hàng, Nga kiểm soát hoàn toàn ‘pháo đài’ Azovstal
  18. Chiến sự Ukraine ngày càng phức tạp, Mỹ chưa sẵn sàng cho cái giá phải trả?
  19. Nga tuyên bố kiểm soát nhà máy thép Azovstal
  20. Nga chi hơn 300 triệu USD/ngày cho quốc phòng
  21. Binh lính Ukraine ở Azovstal nhận lệnh “ngừng chiến đấu”
Video và Bài nổi bật