Jenny Tạ từng gây xôn xao truyền thông quốc tế khi trở thành triệu phú Mỹ ở tuổi 27. Từ một cô gái gốc Việt nghèo khó, Jenny Tạ đã vươn lên trở thành bà chủ của loạt công ty với khối tài sản đồ sộ khiến ai nấy đều ngưỡng mộ. Ảnh: Vietnamnet
Lấy bằng cử nhân Công nghệ thông tin chỉ sau 3,5 năm, doanh nhân Jenny Tạ được mời vào làm tại công ty chứng khoán Shearson Lehman danh tiếng. Làm việc tại phố Wall và chứng kiến dòng tiền khổng lồ giao dịch mỗi ngày, Jenny nuôi tham vọng sẽ mở một công ty chứng khoán riêng. Ảnh: Vietnamnet
Năm 25 tuổi, Jenny Tạ lập ra công ty tài chính Vantage Investments với 50 nhân viên đều là nam giới. Sau vài tháng hoạt động, công ty làm ăn ngày một thua lỗ. Để vực dậy công ty, Jenny vay 100.000 USD của mẹ. Ảnh: Internet
Chỉ sau 2 tháng, công việc kinh doanh của Jenny Tạ xoay chiều. Năm 1999, cô đủ tiền trả cho mẹ cả gốc và lãi. Ở tuổi 27, Jenny kiếm hàng triệu USD từ lợi nhuận công ty và trở thành triệu phú Mỹ. Ảnh: Internet
Gần 20 năm lăn lộn trong ngành tài chính, đến nay Jenny Tạ được biết đến là người phụ nữ Mỹ gốc Việt thành lập 2 công ty chứng khoán có tầm vóc quốc tế tại thành phố Wall và sở hữu khối tài sản lên tới 250 triệu USD. Ảnh: Internet
Le Ho cùng gia đình từ Việt Nam sang Australia khi còn rất nhỏ. Hành trình khởi nghiệp của Le Ho bắt đầu từ năm 21 tuổi, khi cô mở cửa hàng kinh doanh giày và váy cưới. Ảnh: Nguoiquansat
Năm 2010, Le Ho mua lại công ty quản lý chất thải Capital City Waste Service (trụ sở tại Sydney) đang kinh doanh thua lỗ và trên bờ vực phá sản. Nhờ sự nỗ lực của bản thân, Le Ho giúp doanh nghiệp lội ngược dòng và trở thành cái tên dẫn đầu thị trường với doanh thu 10 triệu đôla Úc. Ảnh: The Hotel Conversation
Từ đó, Le Ho trở thành một trong 29 nữ doanh nhân thành đạt của nước Úc được vinh danh bởi cuốn sách #IfSheCanICan. Tờ báo hàng đầu nước Úc là Sydney Morning Herald cũng đặt cho cô biệt hiệu ’Nữ hoàng rác thải’. Ảnh: Inspiring Rare Birds
Năm 4 tuổi, doanh nhân gốc Việt Tần Lê (tên đầy đủ Lê Thị Thái Tần) cùng gia đình rời Việt Nam đến Úc để mưu cầu một cuộc sống tốt hơn. Sau khi tốt nghiệp đại học loại ưu, Tần Lê làm luật sư tại hãng luật hàng đầu thế giới FreeHills. Ảnh: Viettimes
Nhưng chẳng bao lâu sau, cô quyết định từ bỏ công việc danh giá đi theo con đường khởi nghiệp đầy mạo hiểm: nghiên cứu về bộ não con người. Cô cùng người bạn Đỗ Hoài Nam thành lập Emotiv System. Ảnh: Nguoiquansat
Từ năm 2003, họ bắt đầu thực hiện ý tưởng ban đầu dùng ý nghĩ và cảm xúc để điều khiển thiết bị điện tử. Đến năm 2010, chiếc mũ đọc sóng não EPOC xuất hiện, gây sốt toàn cầu, thu về hơn 10 triệu USD. Ảnh: Internet
Năm 2009, Tần Lê được vinh danh là “Người lãnh đạo trẻ toàn cầu” tại diễn đàn kinh tế thế giới. Năm 2011 Tần Lê xuất hiện trong bản danh sách “50 cái tên bạn phải biết” của tập chí Forbes. Ảnh: Internet