Người Haiti nghĩ gì khi chính phủ tìm kiếm sự hỗ trợ từ quân đội Mỹ?

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Quá khứ đầy rắc rối về sự can thiệp quân sự của nước ngoài đã khiến nhiều người Haiti lo lắng về viễn cảnh sắp tới của nước này sau vụ ám sát Tổng thống Jovenel Moise hồi tuần trước.
Người Haiti nghĩ gì khi chính phủ tìm kiếm sự hỗ trợ từ quân đội Mỹ?
Cảnh sát Haiti tuần tra trên đường phố sau vụ ám sát Jovenel Moise, ở Port-au-Prince, Haiti ngày 12/7/2021. Ảnh: Reuters

Quyền Thủ tướng Claude Joseph đã yêu cầu hỗ trợ quân đội từ cả Mỹ và Liên Hợp Quốc, trong bối cảnh đất nước đang lún sâu vào tình trạng hỗn loạn sau vụ ám sát Moise.

Joseph cho biết đây là cách để bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng như sân bay và cảng biển chính của thủ đô. Tuy nhiên, ý tưởng này đã vấp phải sự phản đối từ các nhóm xã hội dân sự, cũng như các quân nhân đã nghỉ hưu trong nước và người dân bình thường.

"Chúng tôi không muốn các quốc gia khác áp đặt lên chúng tôi", Jose Maslin, 55 tuổi, thợ sửa đồ điện, đứng bên dưới cầu vượt đường cao tốc ở khu phố phía tây Delmas của thủ đô, nói.

Hôm 13/7, Hiệp hội Quân sự Haiti, đại diện cho các sĩ quan đã nghỉ hưu, đã kêu gọi chính phủ hạn chế sự can thiệp của nước ngoài. Hiệp hội đã chỉ trích gay gắt điều mà họ mô tả là "thiếu chuẩn bị trong những hành động của chính phủ, từ đó gây ảnh hưởng đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia", theo một tuyên bố.

Một nhóm khác, đại diện cho xã hội dân sự, kêu gọi một giải pháp "do Haiti dẫn đầu" cho cuộc khủng hoảng của đất nước.

Pierre Esperance, giám đốc điều hành của Mạng lưới Bảo vệ Nhân quyền Quốc gia, đã kêu gọi Mỹ hãy lắng nghe và hỗ trợ các nhóm xã hội dân sự trong quá trình chuyển đổi.

Ông nói: "Chúng tôi lo sợ Mỹ sẽ làm những gì mà họ vẫn làm: áp đặt giải pháp của riêng mình lên Haiti, bao gồm cả việc hỗ trợ người dân và các chính sách mà họ cho là tốt nhất đối với các lợi ích của chính nước họ."

Những quan điểm như vậy có thể được bắt nguồn từ một lịch sử lâu dài về dấu chân quân sự nước ngoài ở Haiti, bao gồm cả Mỹ hồi năm 1915, khi họ triển khai quân đội tại nước này sau những bất ổn chính trị và thiên tai, một số trong số đó dẫn đến các cáo buộc lạ‌m dụn‌g.

Cảnh sát quốc gia Haiti bảo vệ lối vào Đại sứ quán Mỹ khi người dân tụ tập để xin tị nạn sau vụ ám sát Tổng thống Jovenel Moise, ở Port-au-Prince, Haiti ngày 9/7/2021. Ảnh: Reuters

Nhà Trắng hôm 12/7 cho biết họ không loại trừ khả năng điều binh tới Haiti, mặc dù các quan chức cho biết Lầu Năm Góc thấy không cần thiết phải triển khai. Washington đã cử một nhóm nhỏ với chưa đến một chục nhân viên để tăng cường an ninh tại đại sứ quán Mỹ ở Mỹ Port-au-Prince sau vụ tấn công.

Vào ngày 13/7, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nói chuyện với Luis Almagro, tổng thư ký của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS).

"Bộ trưởng nhấn mạnh cam kết của Mỹ trong việc hợp tác với OAS và các đối tác quốc tế để giúp khôi phục các thể chế của Haiti, mở đường cho các cuộc bầu cử tự do và công bằng cũng như cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2021", một phát ngôn viên của Bộ cho biết.

"Bộ trưởng Blinken cũng bày tỏ quan ngại với tình hình chính trị và an ninh mà người dân Haiti đang phải chịu đựng, đồng thời nhắc lại sự ủng hộ của Mỹ đối với quản trị dân chủ và ổn định ở Haiti."

Jake Johnston thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế (CEPR) có trụ sở tại Mỹ cho biết sự tham gia của cộng đồng quốc tế có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình hình chính trị, xã hội vốn mong manh của Haiti.

Johnston cho biết: "Từ lâu nay, các tác nhân nước ngoài đã tìm cách áp đặt các giải pháp ở Haiti, và những can thiệp đó chịu trách nhiệm đáng kể đối với tình hình hiện tại và phá hoại lâu dài nền dân chủ của Haiti."

Alex Dupuy, một nhà xã hội học người Haiti tại Đại học Wesleyan ở Connecticut, cho biết: "Sự can thiệp của nước ngoài không phải là giải pháp, giải pháp không chỉ là một hệ thống chính phủ có trách nhiệm hơn mà còn là các cơ hội kinh tế lớn hơn và tạo ra một nền kinh tế tốt hơn."

Các đường phố của thủ đô vẫn bình lặng vào ngày 13/7, bất chấp những lời kêu gọi phản đối từ một thủ lĩnh băng đảng. Các băng nhóm vẫn kiểm soát những khu vực trọng yếu của thành phố, bao gồm cả các tuyến đường cung cấp nhiên liệu chính.

Bán những bộ quần áo sặc sỡ được trải trên một tấm bạt nhựa ở một góc phố đông đúc, Judithe Volcy, 39 tuổi, cho rằng quân đội nước ngoài sẽ không thể giải quyết những vấn đề còn tồn đọng của Haiti.

"Hãy nhìn xem, nền kinh tế của Haiti đang ở trong tình trạng khủng khiếp. Mọi thứ đều đắt đỏ. Vì vậy, nhiều người chỉ có thể quay về vùng nông thôn, hoặc những người có tiền thì rời đi các nước khác", cô nói.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 11887
  1. Haiti hé lộ thế lực “chống lưng” vụ ám sát Tổng thống
  2. Hình ảnh đầu tiên của Đệ nhất phu nhân Haiti sau vụ Tổng thống bị ám sát
  3. Vụ ám sát Tổng thống Haiti: Điều tra khả năng liên quan đến Mỹ
  4. Haiti truy lùng chính trị gia nghi đứng sau vụ ám sát tổng thống
  5. Hé lộ thêm âm mưu của công ty nghi đứng sau vụ ám sát Tổng thống Haiti
  6. Xuất hiện nghi phạm chủ mưu, Mỹ hỗ trợ Haiti điều tra vụ ám sát Tổng thống
  7. Lộ diện kẻ chủ mưu vụ ám sát Tổng thống Haiti
  8. Tổng thống Haiti bị ám sát: Bắt được “trùm” nhóm sát thủ?
  9. Mỹ cử chuyên gia tới Haiti hỗ trợ điều tra vụ ám sát Tổng thống
  10. Lầu Năm Góc lên tiếng về vụ tổng thống Haiti bị ám sát
  11. Chi tiết “kỳ lạ” trên thi thể Tổng thống Haiti tại hiện trường vụ ám sát
  12. Chính phủ lâm thời Haiti cầu cứu Mỹ và Liên Hợp Quốc
  13. Trùm băng đảng Haiti dọa biểu tình sau vụ ám sát tổng thống
  14. Tiết lộ sốc về vai trò của nghi phạm vụ ám sát Tổng thống Haiti
  15. Phu nhân cố Tổng thống Haiti lần đầu lên tiếng sau biến cố vợ chồng bà bị ám sát
  16. Tổng thống Haiti “bị tra tấn” trước khi chết
  17. Mỹ từ chối đưa quân tới Haiti theo đề nghị của nước này sau vụ ám sát tổng thống
  18. Thi thể Tổng thống Haiti Mosie chi chít vết đạn
  19. Ông Joseph Lambert đảm nhận vai trò Tổng thống lâm thời Haiti
  20. Jovenel Moise: Từ “con số 0” chính trị đến Tổng thống Haiti
  21. Lai lịch bí ẩn của đội lính đánh thuê ám sát Tổng thống Haiti
Video và Bài nổi bật