Ngành vận tải toàn cầu chưa sẵn sàng để phân phối vắc-xin Covid-19

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Để phát triển và đưa vắc-xin chống Covid-19 ra thị trường đã là một nhiệm vụ gian nan, nhưng làm sao để phân phối vắc-xin này ra toàn cầu lại là một thách thức lớn hơn.
Ngành vận tải toàn cầu chưa sẵn sàng để phân phối vắc-xin Covid-19
Trên thế giới hiện có hơn 160 loại vắc-xin Covid-19 đang được phát triển. Ảnh: Shutterstock.

Theo Bloomberg, các hãng vận tải trên thế giới chưa sẵn sàng để đối mặt với những thách thức của việc phân phối vắc-xin Covid-19 (khi được phát triển xong) từ các nhà sản xuất dược tới hàng tỷ người dân toàn cầu.

Vốn chịu áp lực lớn từ đại dịch, các hãng vận tải đang đối mặt với một loạt vấn đề từ công suất bị thu hẹp trên các tàu chở container và máy bay chở hàng, cho tới sự mông lung về khoảng thời gian vắc-xin được đưa ra thị trường.

Nhiều năm qua, các hãng tàu biển đã phải vật lộn để giảm bớt các thủ tục giấy tờ rườm rà và nâng cấp công nghệ lỗi thời. Nếu không được cải thiện sớm, những vấn đề này có thể làm chậm quá trình vận chuyển loại vắc-xin mang tính sống còn để đưa thế giới thoát khỏi đại dịch chưa từng thấy.

Việc sản xuất vắc-xin nhanh chóng vốn đã là một nhiệm vụ gian nan, nhưng việc phân phối nó ra toàn thế giới lại là một bài toán với nhiều biến số.

Một nghịch lý là trong khi nền tảng cho nền kinh tế toàn cầu đang phải thu hẹp để ứng phó với một cuộc suy thoái thì các hãng dược lại cần phải mở rộng quy mô để chuẩn bị cho ra mắt sản phẩm lớn và quan trọng nhất lịch sử hiện đại.

“Chúng ta chưa sẵn sàng", Neel Jones Shah, giám đốc phụ trách quan hệ với hãng bay tại công ty vận chuyển Flexport, có trụ sở tại San Francisco (Mỹ), nhận định trong một cuộc hội thảo với sự tham gia của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp vận tải mới đây.

“Chúng ta phải thành thật với nhau. Chuỗi cung ứng vắc-xin phức tạp hơn rất nhiều lần so với chuỗi cung ứng PPE".

PPE là từ viết tắt của dụng cụ bảo hộ cá nhân như khẩu trang phẫu thuật, găng tay.

“PPE không thể bị hỏng kể cả khi bị bỏ trên đường băng vài ngày. Nhưng vắc-xin thì có", Neel Jones Shah cho biết.

Bài toán với hàng loạt biến số

Julian Sutch, giám đốc bộ phận vận chuyển dược phẩm của hãng vận tải hàng hàng không Emirates SkyCargo, mới đây ước tính một chiếc máy bay chở hàng Boeing Co. 777 có thể chở được 1 triệu liều vắc-xin. Điều này có nghĩa là để vận chuyển số liều vắc-xin đủ để bảo vệ toàn bộ dân số thế giới (mỗi người hai liều) sẽ cần tới 16.000 máy bay chở hàng.

Cần tới 16.000 máy bay chở hàng đáp ứng đủ điều kiện làm lạnh để vận chuyển đủ số vắc-xin Covid-19 cho toàn bộ dân số thế giới. Ảnh: Emirate SkyCargo. Ảnh: Wiki.

Đây là việc khả thi nhưng sẽ không thể thực hiện nếu không có một chiếc lược phối hợp trên toàn cầu. Hiện tại, một cách để tăng năng lực vận tải hàng hóa là huy động toàn bộ máy bay chở khách đang nằm không tham gia vận chuyển các sản phẩm từ thiết bị y tế cho tới thực phẩm.

Một vấn đề nữa liên quan tới năng lực vận tải là hệ thống làm lạnh. Các quan chức y tế cho biết vắc-xin Covid-19 khi được đưa ra thị trường có thể sẽ cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 - 8 độ C trong suốt quá trình vận chuyển. Một số loại mới hơn có thể cần những hệ thống làm lạnh hiện đại hơn để bảo quản ở nhiệt độ âm 80 độ C. Bất kỳ sai lệch nào cũng có thể làm hỏng vắc-xin.

Một trong những vấn đề lớn đặt ra là sự công bằng và khả năng tiếp cận với vắc-xin. Làm sao một loại thuốc có quy trình vận chuyển với những điều kiện nghiêm ngặt và tốn kém như vậy có thể được đưa tới những vùng xa xôi hẻo lánh, khu vực kém phát triển - nơi mà hiện dược phẩm đang được phân phối bằng máy bay không người lái?

Những chi tiết như vậy vẫn đang vô cùng mông lung, và các hãng tàu biển nhận thức rõ rằng cần phải làm rõ ràng mọi thứ. Tuy nhiên, điều họ có thể làm hiện tại chỉ là chờ tín hiệu từ các hãng dược.

Shah cho biết Flexport đang thảo luận với nhiều công ty dược đang phát triển và sản xuất vắc-xin nhưng vẫn chưa thể biết được họ cần chuẩn bị gì cho công tác vận chuyển.

Cả hệ thống chưa sẵn sàng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện tại có hơn 160 loại vắc-xin Covid-19 đang được phát triển, nhưng chỉ có 25 loại đang được thử nghiệm trên người. Những vắc-xin tiềm năng nhất đang được đưa vào thử nghiệm giai đoạn cuối và được kỳ vọng có thể được cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp vào cuối năm nay. Điều này có nghĩa là một số lượng vắc-xin hạn chế có thể được sử dụng cho các nhân viên y tế và những nhóm người dễ chịu tổn thương trước Covid-19 hơn.

Tuy nhiên, sau cùng thì các quốc gia sẽ cần được tiếp cận với vắc-xin Covid-19 trên quy mô lớn hơn để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Theo các nhà phân tích, viễn cảnh này có thể sẽ chỉ xảy ra sớm nhất vào năm sau.

Các bên liên quan đều chưa sẵn sàng cho việc phân phối vắc-xin Covid-19 ra thế giới. Ảnh: CNA.

Trong lúc đó, các hợp đồng sản xuất đang được ký kết, và các cơ sở sản xuất đang được chuẩn bị để sản xuất loại vắc-xin vẫn đang được thử nghiệm đó. Tuy nhiên, dù vẫn còn những điều chưa chắc chắn về vắc-xin hay việc sản xuất hàng loạt là một thách thức không hề nhỏ, lãnh đạo của nhiều hãng dược cho rằng công đoạn phân phối mới là thách thức lớn nhất.

“Mọi người thường nói đến đến những vấn đề khoa học hóc búa liên quan tới vắc-xin. Nhưng một vấn đề còn hóc búa hơn là việc phân phối vắc-xin đó", Kenneth Frazier, CEO của hãng dược Merck & Co. cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg.

Trải qua hơn 6 tháng khủng hoảng, việc đóng và mở lại các nền kinh tế không đồng bộ với dòng hàng hóa vận chuyển theo mùa thường lệ từ Trung Quốc và các trung tâm sản xuất lớn khác trên thế giới. Điều này khiến mọi dự báo trở nên vô dụng trong việc lên kế hoạch vận chuyển hàng hóa

Một điều càng khiến tương lai trở nên khó dự báo hơn nữa là khoảng thời gian quá rộng để hoàn thiện vắc-xin mà các chuyên gia y tế đưa ra.

“Chúng tôi vẫn chưa sẵn sàng bởi chúng tôi không biết thứ mình đang chờ đợi điều gì", Emir Pineda, giám đốc bộ phận giao vận và thương mại hàng không tại Sân bay Quốc tế Miami (Mỹ), cho biết. Đây là một trong số ít sân bay trên thế giới được chứng nhận có khả năng xử lý được phẩm.

“Nếu đột nhiên có tới 20 - 30 chuyến bay thuê trọn (charter) chở đầy dược phẩm để phân phối ra toàn nước Mỹ hạ cánh xuống Sân bay Quốc tế Miami, chúng tôi sẽ gặp thách thức lớn".

Một vấn đề phức tạp nữa là hành động của một số chính phủ theo quan điểm bảo hộ có ý định phá hoại sự hợp tác trên toàn cầu bằng việc thực thi vấn đề chủ quyền liên quan tới chuỗi cung ứng. Thái độ này đã được thể hiện tại một phiên điều trần mới đây trước một tiểu ban Năng lượng và Thương mại Nhà ở tại Washington (Mỹ). Tại đây, các nhà lập pháp Mỹ đã “xoay” giám đốc của các công ty gồm AstraZeneca Plc, Johnson & Johnson, Merck, Moderna Inc. và Pfizer Inc. về việc liệu vắc-xin do họ phát triển có được sản xuất tại Mỹ hay không, và họ sẽ mua nguyên liệu từ quốc gia nào.

Tuy nhiên, theo Michael Steen, phó chủ tịch của hãng vận tải Atlas Air Worldwide, có trụ sở tại New York (Mỹ), tin tốt là các hãng sản xuất, phân phối dược phẩm, hãng vận tải và các chính phủ vẫn còn thời gian để hiểu rõ vấn đề và tìm giải pháp hỗ trợ việc phân phối vắc-xin nhằm khôi phục nền kinh tế toàn cầu và quan trọng hơn là giúp toàn nhân loại được khỏe mạnh trở lại.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10729
  1. Tổng thống Brazil tuyên bố xét nghiệm âm tính với Covid-19
  2. Triều Tiên bất ngờ phong tỏa cả thành phố sát biên giới Hàn Quốc
  3. Người khuyết tật và em gái bị chửi rủa vì tháo khẩu trang trên tàu
  4. Vì sao dơi sống chung được với virus corona?
  5. Tín dụng đen từ thời Trung cổ trỗi dậy tại Italy vì Covid-19
  6. Trung Quốc lại bùng dịch, chuyên gia cảnh báo ‘thực phẩm nhập khẩu có thể mang virus SARS-CoV-2’
  7. Matxcơva sẽ tiêm vaccine ngừa COVID-19 miễn phí
  8. Quan chức Mỹ: Lãnh sự quán Houston liên quan việc chế vaccine COVID-19 của TQ
  9. Tổng thống Brazil tuyên bố khỏi COVID-19
  10. Peru chấn động vì clip người phụ nữ khóc lóc xin tổng thống cứu chồng
  11. Một bức ảnh phô bày sự khác biệt chống dịch của Mỹ và Canada
  12. Bé gái 14 tuổi bị tấn công tình dục tại trung tâm cách ly ở Ấn Độ
  13. WHO quan ngại số ca mắc COVID-19 đang ngày càng tăng ở châu Âu
  14. Làn sóng dịch thứ ba ‘vượt ngoài tầm kiểm soát’ ở Hong Kong
  15. Bãi biển Barcelona đông đúc bất chấp cụm lây nhiễm Covid-19 tăng vọt
  16. 100 ngày chống chọi Covid-19 của anh kỹ sư Việt
  17. Mỹ tung bằng chứng tố phòng thí nghiệm Vũ Hán ‘thiếu an toàn’
  18. Brazil phải đào bãi chôn lấp lớn vì ca tử vong do Covid-19 tăng vọt
  19. COVID-19 lây lan khủng khiếp, 4 ngày tăng 1 triệu ca nhiễm
  20. Covid-19 tái bùng phát dữ dội nhiều nơi
  21. Gái mại dâm Bolivia phải mặc áo mưa, đeo khẩu trang khi hành nghề
Video và Bài nổi bật