Bắc Ninh: Nỗ lực phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu công nhân

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Với 10 trong tổng số 16 khu công nghiệp đi vào hoạt động, tỉnh Bắc Ninh hiện thu hút khoảng gần 300 nghìn lao động đến làm việc, trong đó 70% là lao động ngoại tỉnh.
Bắc Ninh: Nỗ lực phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu công nhân
Cụm NƠXH Thống Nhất, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh do Công ty CP Cát Tường làm chủ đầu tư. Ảnh: Tuấn Nguyễn

Xem Video: Nhà ở xã hội Hoàng Quân - Nha Trang Chưa giao nhà đã xin tăng giá

Mặc dù trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã có gần 50 dự án nhà ở cho công nhân và nhà ở thu nhập thấp, tuy nhiên về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Tỉnh Bắc Ninh đang nỗ lực phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) đáp ứng nhu cầu công nhân và người có thu nhập thấp.

NƠXH tạo diện mạo mới cho đô thị

Ông Nguyễn Tuấn Dũng – Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh cho biết, tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 27 dự án nhà ở đáp ứng chỗ ở cho khoảng 220 nghìn công nhân. Trong đó, có 5 dự án đã có công trình đưa vào sử dụng đáp ứng chỗ ở cho 17 nghìn công nhân; 7 dự án đang triển khai đầu tư; 10 dự án đã hoàn thành việc lựa chọn nhà đầu tư và UBND tỉnh đã ký kết hợp đồng sử dụng đất; 5 dự án đang thực hiện lựa chọn nhà đầu tư.

Dự kiến năm 2020, có 2 dự án có công trình đưa vào sử dụng với 45 nghìn m2 sàn nhà, tương đương khoảng 755 căn hộ đáp ứng chỗ ở cho khoảng 6 nghìn công nhân.

Cùng với đó, toàn tỉnh Bắc Ninh cũng có 20 dự án nhà ở thu nhập thấp với quy mô diện tích khoảng 23,607ha, gồm 15.383 căn hộ, đáp ứng cho gần 60 nghìn người (hiện có 13 dự án đã cấp phép và khởi công xây dựng, 4 dự án đang làm thủ tục đầu tư, 3 dự án đã đưa vào sử dụng với 2.027 nghìn căn hộ), dự kiến hết năm 2020 hoàn thành đưa vào sử dụng thêm khoảng 3.200 căn hộ.

Đại diện Sở Xây dựng Bắc Ninh cho biết thêm, thời gian qua, chủ trương phát triển NƠXH được sự nhất trí ủng hộ cao của các cấp, các sở, ban ngành, tổ chức doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn. Cơ chế chính sách hỗ trợ các dự án đầu tư xây dựng NƠXH đã thể hiện rõ trong các văn bản luật và dưới luật, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư triển khai dự án nhanh chóng và đồng bộ.

Trong quá trình xử lý thủ tục hành chính (TTHC), các cơ quan chuyên môn đã chủ động tư vấn, giải đáp thắc mắc và đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ để rút ngắn thời gian cho chủ đầu tư thực hiện dự án.

Nhờ đó, Bắc Ninh đã đáp ứng khoảng 70 - 90% mục tiêu đề ra trong chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2017 – 2022. Đồng thời, bước đầu tạo được nếp sống ở chung cư, phù hợp với xu hướng chung của đô thị hiện đại, góp phần tạo nhiều điểm nhấn về không gian kiến trúc, tạo diện mạo mới cho đô thị Bắc Ninh và một số khu công nghiệp.

Kiến nghị nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển NƠXH

“Tuy đạt được những kết quả khả quan, xong trong quá trình triển khai thực hiện chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh còn nhiều khó khăn” - ông Dũng nói.

Cụ thể, ông Nguyễn Tuấn Dũng cho biết, chính sách và các văn bản quy phạm Pháp Luật về NƠXH có sự điểu chỉnh, thay đổi trong khoảng thời gian ngắn. Do thời gian qua cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, số công nhân lao động không ngừng gia tăng, khiến cho việc đảm bảo an sinh xã hội, trong đó việc đáp ứng nhu cầu nhà ở luôn bị áp lực rất lớn. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn khó khăn do nhiều hộ gia đình đòi chi phí hỗ trợ cao, không nhận tiền đền bù…

 

 Thông tin từ Sở Xây dựng Bắc Ninh cho biết, dự kiến giai đoạn 2023 - 2030, các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 8 triệu m2 nhà ở. Đối với NƠXH, giai đoạn 2023 - 2030, dự kiến sẽ cung cấp cho thị trường hơn 2,2 triệu m2, trong đó, nhà ở công nhân người lao động là hơn 1 triệu m2, nhà ở sinh viên là hơn 89 nghìn m2, nhà ở cho các đối tượng xã hội khác là hơn 1,1 triệu m2… 

Để giải quyết những bất cập nêu trên, đại diện Sở Xây dựng Bắc Ninh cho rằng, các cấp, các ngành cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC, giúp các chủ đầu tư tiết kiệm thời gian, chi phí để sớm đưa dự án vào hoạt động.

Cùng với đó, UBND tỉnh tích cực chỉ đạo các sở, ngành và địa phương liên quan kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng để sớm thu hồi và giao đất cho các chủ đầu tư thực hiện dự án đảm bảo tiến độ. Đồng thời, tỉnh cũng cần có cơ chế chính sách ưu đãi thu hút đầu tư mới phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại địa phương như hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đất sạch…, hỗ trợ chủ đầu tư.

Ông Phạm Tiến Dũng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cát Tường cho biết, Cát Tường đã thành công với Dự án NƠXH Thống Nhất, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh với 2 nghìn căn hộ được lấp đầy. Tuy nhiên, để phát triển thêm nhiều dự án NƠXH, nhà ở cho công nhân, cho người có thu nhập thấp gần các khu công nghiệp, khu đô thị huyện, thị khác trên địa bàn, về phía chính quyền các cấp cần đẩy nhanh hơn nữa việc giải quyết các TTHC cho doanh nghiệp và chủ đầu tư.

“Cùng với đó, Chính phủ cũng cần có thêm các gói tín dụng với lãi suất cho vay ưu đãi mua NƠXH thống nhất cùng một loại lãi suất tại Ngân hàng Chính sách Xã hội và các ngân hàng thương mại như: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank… Bởi việc phát triển dự án NƠXH và nhà ở cho công nhân không thể thu hồi vốn nhanh, trong khi nguồn vốn của doanh nghiệp và chủ đầu tư chỉ có hạn” - ông Phạm Tiến Dũng nói.

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng cần hỗ trợ giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư, trong đó chi phí bồi thường và các chi phí công tác giải phóng mặt bằng do ngân sách tỉnh chi trả 100%; hỗ trợ 50% chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào của dự án…, như vậy kế hoạch phát triển NƠXH phục vụ nhu cầu người thu nhập thấp mới đáp ứng được mục tiêu UBND tỉnh đề ra

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật