Tiềm năng từ cây thanh mai tự nhiên ở Si Ma Cai

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Gần đây, các nhà nghiên cứu khoa học đã phát hiện loài cây lâm nghiệp bản địa có khả năng phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với phát triển rừng bền vững ở vùng cao Si Ma Cai. Đó là cây thanh mai, một loài cây lâm sản ngoài gỗ của tỉnh Lào Cai, có tiềm năng phát triển thành hàng hoá, bởi quả thanh mai có thể dùng ăn tươi, làm mứt, chế biến sirô, rượu vang…
Tiềm năng từ cây thanh mai tự nhiên ở Si Ma Cai
Cây thanh mai trong quần thể loài lâm nghiệp bản địa tại Si Ma Cai.

Xem Video: Lạc Vào Giữa Rừng Qủa Thanh mai

//

Trong tháng 6/2020, Đoàn khảo sát do PGS, TS Trần Ngọc Hải, Phó trưởng khoa Quản lý tài nguyên rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp và Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh Lào Cai đã tiến hành đợt nghiên cứu tổ thành loài cây bản địa tại huyện Si Ma Cai. Quá trình khảo sát tại thôn Ngải Phóng Chồ, xã Quan Hồ Thẩn đã phát hiện quần thể gần 40 cây thanh mai phân bố tự nhiên trên diện tích khoảng 3 ha. Cây thanh mai còn gọi là cây dâu rượu (Myricaceae), mọc trong rừng tự nhiên, phân bố ở một số tỉnh: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị… Thanh mai là cây gỗ nhỏ, quả có vị ngọt, chua, mát đặc trưng. Người dân vùng cao thường thu hái quả thanh mai chế biến thành nước giải khát, rượu vang, ô mai, mứt hay ăn tươi. Theo đông y, quả thanh mai có tác dụng bổ phổi và dịu đau dạ dày. Người ta thường dùng quả chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, lỵ; dùng hạt chữa chứng ra mồ hôi liên tục ở chân; dùng vỏ thân, vỏ rễ sắc uống điều trị các bệnh về da, ngộ độc ars‌enic…

Quả thanh mai rừng tự nhiên có nhiều công dụng về dược liệu cũng như thực phẩm đồ uống.

Ông Tô Mạnh Tiến, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai cho biết: Với những phát hiện về giá trị, tiềm năng phát triển của cây thanh mai, trước mắt, ngành nông nghiệp sẽ đề xuất với tỉnh thực hiện nghiên cứu loài cây lâm nghiệp bản địa này. Trong đó, sẽ tiến hành tuyển chọn cây trội, xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng rừng cũng như thu hái, sơ chế, bảo quản, chế biến quả thanh mai cho khai thác và phát triển bền vững loài lâm sản ngoài gỗ này. Đề xuất thực hiện thí điểm tại Si Ma Cai mô hình trồng thanh mai vừa lấy quả vừa gắn với phát triển rừng phòng hộ bảo vệ đầu nguồn, khi thành công sẽ nhân rộng ra các huyện vùng cao có khí hậu tương đồng.

Cây thanh mai có tiềm năng phát triển kinh tế vừa có tác dụng trồng rừng phòng hộ.

Việc phát hiện loài cây lâm nghiệp bản địa có khả năng phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với phát triển rừng bền vững ở vùng cao Si Ma Cai nói riêng, tỉnh Lào Cai nói chung, nếu được nghiên cứu phát triển đưa vào cơ cấu cây trồng phát triển kinh tế lâm nghiệp, sẽ đem lại kinh tế cho người dân, tạo ra các sản phẩm đặc hữu vùng cao, vừa có tác dụng phòng hộ lâu dài.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật