Đông Địa Trung Hải: Lời giải Putin đủ hơn đáp số Mỹ

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tổng thư ký NATO lo ngại Nga tăng cường ở đông Địa Trung Hải đe dọa tình hình Libya, cho thấy lời giải của Putin đầy đủ hơn đáp số của Mỹ...
Đông Địa Trung Hải: Lời giải Putin đủ hơn đáp số Mỹ
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg

Ngày 12/6, trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn Anadolu của Thổ  Nhĩ Kỳ, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự gia tăng hiện diện của Hải quân Nga ở đông Địa Trung Hải.

Theo người đứng đầu Ban điều hành NATO, sự gia tăng hiện diện của Hải quân Nga tại vùng biển chiến lược này sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng tới chiến lược của Mỹ-NATO ở Trung Đông-Bắc Phi, trong bối cảnh tình hình Libya đang rất nguy hiểm.

Hiện nay hầu hết các thành viên NATO bên bờ đông Đại Tây Dương đều nằm trong Liên minh Địa Trung Hải - tổ chức giúp Mỹ và các đồng minh trong liên minh quân sự hùng mạnh có thể kiểm soát, thậm chí độc chiếm vùng biển chiến lược này.

Như vậy NATO còn lo gì sự hiện diện của Nga? Hay đây chỉ là kịch bản của Mỹ-NATO?

Giới phân tích cho rằng, sự lo ngại của NATO là thật sự và khi Tổng thư ký NATO lên tiếng đã làm bộc lộ nhiều sự thật ở Địa Trung Hải.

Thứ nhất, kế hoạch của Mỹ nhằm vô hiệu Nga để kiểm soát Địa Trung Hải đã không thành

Còn nhớ, ngày 22/4, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng tuyên bố rằng Mỹ có kế hoạch dỡ bỏ trừng phạt Cộng hoà Síp, nếu chính quyền tiểu quốc này cho đóng cửa cảng với tàu chiến của Hải quân Nga hoạt động trên Địa Trung Hải, tin từ Avia-pro.

Cộng hoà Síp rất quan tâm đến việc được Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, vì điều này đã được Nicosia nhiều lần đề cập, do vậy gần như chắc chắn Cộng hoà Síp sẽ làm theo gợi ý của Mỹ và đóng cửa tất cả các cảng đối với tàu của Hải quân Nga.

Theo các chuyên gia, bằng biện pháp như vậy, Mỹ có thể hoá giải nguy hại từ việc Nga tăng cường sức mạnh ở Địa Trung Hải, đặc biệt là việc các tàu chiến Nga được trang bị tên lửa hành trình thường xuyên đến khu vực phía đông Địa Trung Hải.

"Mỹ đã nhận ra mình đang mất quyền kiểm soát Địa Trung Hải. Trước đây, tàu chiến Nga chỉ xem Địa Trung Hải lò nơi quá cảnh, nhưng nay Hải quân Nga hiện diện gần như thường trực ở Địa Trung Hải, khiến Mỹ không thể đối phó", Avia-pro dẫn thuật.

Dù hiện tại không có bình luận chính thức nào từ chính quyền Cộng hoá Síp về vấn đề này, tuy nhiên trước viễn cảnh có thể được xem xét Washington dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt, chắc chắn Nicosia sẽ xem xét một bước đi như vậy.

Xin nhắc lại, ngày 25/2/2015, Cộng hoà Síp đã ký thỏa thuận với Liên bang Nga, cho phép tàu Hải quân Nga có quyền cập các bến cảng trên hòn đảo lớn thứ ba ở Địa Trung Hải này, theo BBC.

Thoả thuận trên là kết quả cuộc đàm phán giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với Tổng thống Cộng hoà Síp Nicos Anastasiades nhân chuyến thăm Nga. Thỏa thuận đã giúp chính thức hóa tình trạng Hải quân Nga sử dụng cảng của Cộng hoà Síp.

Mặc dù Tổng thống Nga trấn an các nước khác không nên lo lắng, bởi tàu Hải quân Nga cập cảng Cộng hoà Síp chủ yếu phục vụ hoạt động chống khủ‌ng b‌ố và cướp biển, nhưng thực tế Moscow đã khai thác Thoả thuận Nga-Sip cho nhiều mục đích.

Vì vậy, nếu Nicosia "chịu đèn" Washington thì đó sẽ một vấn đề rất nghiêm trọng đối với Hải quân Nga, khi cập cảng của Cộng hoà Sip gần như là nhu cầu thường xuyên với các chiến hạm của Nga hoạt động tại Địa Trung Hải.

Song theo giới phân tích, Mỹ có thể vô hiệu Thoả thuận Nga-Síp vì Moscow đã khai thác thoả thuận cho nhiều mục đích khiến Nicosia có thể trở cờ, nhưng Mỹ không thể vô hiệu Nga để kiểm soát Địa Trung Hải từ động thái này.

Nay, với tuyên bố của Tổng thư ký NATO lo ngại về sự hiện diện ngày một tăng của Nga ở đông Địa Trung Hải cho thấy dường như nhận định đã được chứng minh - Mỹ và các đồng minh không thể độc chiếm Địa Trung Hải.

Việc Nga "trở lại" Địa Trung Hải là thách thức với Mỹ-NATO

Thứ hai, Tổng thống Putin đã có lời giải cho bài toán hóc búa mà Mỹ đặt ra và bắt đầu tái hiện sức mạnh ở Địa Trung Hải của Liên Xô ngày nào

Hai năm trước, tháng 6/2018, Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Vladimir Korolev đã có tuyên bố về việc Nga cho thành lập Hạm đội 5, hay còn được gọi là Hạm đội Địa Trung Hải.

Đây sẽ là Hạm đội thứ năm của Hải quân Nga, sau các hạm đội : Hạm đội Biển Bắc Nga, Hạm đội Thái Bình Dương, Hạm đội Baltic và Hạm đội Biển Đen. Với sự kiện này, Nga muốn khôi phục Nhóm tác chiến chiến dịch thứ 5 của Liên Xô trước đây.

Nhóm tác chiến chiến dịch thứ 5 hay còn gọi là "Tiểu Hạm 5" của Hải quân Liên Xô được thành lập với mục đích đối trọng với Hạm đội 6 của Hải quân Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh.

Liên Xô đã duy trì Tiểu Hạm 5 tại vùng Địa Trung Hải từ năm 1967 đến 1992. Liên đội này bao gồm từ 30-50 tàu chiến, lúc cao điểm lên tới gần 100 chiếc, như trong “Cuộc chiến Yom Kippur” tháng 10/1973.

Một năm sau khi Liên Xô sụp đổ, ngày 31/12/1992, Nhóm tác chiến chiến dịch thứ 5 của Hải quân Liên Xô đã bị giải thể và điều này giúp cho Mỹ-NATO gần như độc chiếm Địa Trung Hải thời hậu chiến tranh Lạnh

Khi Tổng thống Putin hồi sinh sức mạnh cho quân đội Nga, trong đó có sức mạnh về hải quân thì Nga có kế hoạch "trở lại" Địa Trung Hải, nhưng điều đó không dễ dàng khi vùng biển chiến lược này được kiểm soát bởi Mỹ và Liên minh Địa Trung Hải.

Tuy nhiên, khi Tổng thống Barak Obama cho thực hiện chiến lược xoay trục, chuyển hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ từ Châu Âu-Địa Trung Hải sang Châu Á-Thái Bình Dương, thì cơ hội cho Nga "trở lại" Địa Trung Hải dễ dàng hơn.

Để tạo cơ sở vững chắc cho sự "trở lại" và "ở lại", ngày 25/2/2015, Liên bang Nga đã ký thỏa thuận với Cộng hoà Síp, trong đó cho phép tàu Hải quân Nga có quyền cập các bến cảng trên hòn đảo lớn thứ ba ở Địa Trung Hải này.

Sau đó, từ việc quân đội Nga tham gia cuộc chiến chống khủ‌ng b‌ố tại Syria, Nga đã ký thỏa ước với Syria về việc sử dụng cảng tar‌tous của Syria và Hải quân Nga xây dựng căn cứ tác chiến ở cảng tar‌tous.

Trong 5 năm qua, Hải quân Nga liên tục tăng cường sự hiện diện tại đông Địa Trung Hải khiến Mỹ-NATO thực sự lo ngại và Washington đã có kế hoạch buộc Hải quân Nga phải "trở về" với việc bỏ trừng phạt Síp để Nicosia hủy thỏa thuận với Moscow.

Xây dựng và mở rộng căn cứ tác chiến tại cảng tar‌tous của Syria là một nước cờ cao của ông Putin đảm bảo cho Hải quân Nga trở lại và ở lại Địa Trung Hải

Đây là một bài toán rất hóc búa cho Moscow bởi việc tìm ra lời giải không thể "một sớm một chiều". Và điều đó chẳng khác nào Washington "mượn gió" Địa Trung Hải để "bẻ măng" của Moscow ở Trung Đông- Bắc Phi.

Tuy nhiên, ngày 29/5, Tổng thống Putin đã ký quyết định giao cho Bộ Quốc phòng cùng với Bộ Ngoại giao Nga tiến hành đàm phán với chính phủ Syria về việc mở rộng căn cứ quân sự của Nga tại quốc gia này, trong đó căn cứ tại cảng tar‌tous.

Có thể nhận diện đây là một nước cờ quyết định của nhà lãnh đạo Nga trong việc đối phó với kế hoạch của Mỹ ở Địa Trung Hải buộc Hải quân Nga phải "trở về" và cũng được xem là lời giải cho bài toán hóc búa mà Washington đặt ra với Moscow.

Khi Tổng thư ký NATO lo ngại về việc Nga tăng cường hiện diện ở đông Địa Trung Hải đe dọa tình hình Libya-dù "yếu tố Nga" vẫn vô hình ở quốc gia Bắc Phi này, cho thấy dường như lời giải của Putin đầy đủ hơn đáp số của Mỹ cho bài toán của chính mình.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật