Biên giới không phải chiến trường khốc liệt nhất của Ấn - Trung

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bloomberg tin rằng, đụng độ dọc biên giới Trung Quốc - Ấn Độ lúc này là kết quả của việc New Delhi bị kéo vào cuộc cạnh tranh giữa Bắc Kinh và Washington, khiến thương mại và đầu tư giữa 2 quốc gia châu Á chịu ảnh hưởng nghiêm trọng hơn cả.
Biên giới không phải chiến trường khốc liệt nhất của Ấn - Trung
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Xem Video: Trung Quốc tập trận bắn đạn thật "dằn mặt" Ấn Độ?

//

Năm 2019, Mỹ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ. Đó được xem là một bước ngoặt, tương tự khi Mỹ vượt lên trước Nhật Bản để trở thành đối tác lớn nhất của Trung Quốc vào năm 2004.

Thêm vào đó, New Delhi đã thắt chặt luật đầu tư nước ngoài hồi tháng 4 vừa qua, một động thái mà theo Economic Times là nhằm vào Bắc Kinh, khi các hạn chế đầu tư chủ yếu tác động đến cổ phần từ Trung Quốc.

Trước đó, vào tháng 11/2019, Ấn Độ đã quyết định rời khỏi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP - một khối thương mại được Bắc Kinh hậu thuẫn nhằm gia tăng kết nối của Trung Quốc với các nền kinh tế khác ở châu Á. Mặc dù tổng giá trị xuất khẩu của Ấn Độ tăng gần một nửa trong khoảng trong giai đoạn 2010 - 2019, nhưng con số đến Trung Quốc đã giảm 14% trong giai đoạn này, làm thâm hụt thương mại giữa 2 nước gia tăng.

Theo Bloomberg, tất cả những điều trên là có liên quan, bởi quan hệ thương mại luôn đóng vai trò là một trong những hạn chế quan trọng đối với xung đột giữa 2 quốc gia bất kỳ. thiệt hại kinh tế ngay lập tức do chiến tranh với một đối tác thương mại lớn là một yếu tố có thể ngăn chặn các cuộc giao tranh diễn biến xấu hơn trong các trận chiến lớn.

Một nghiên cứu về xung đột cuối thế kỷ XX của các nhà kinh tế tại ĐH Sorbonne năm 2008 cho thấy, mặc dù mở cửa thương mại không trực tiếp ngăn chặn chiến tranh, nhưng nguy cơ xung đột có xu hướng tăng cao hơn khi các quốc gia ngày càng ít phụ thuộc vào nhau về kinh tế - vấn đề có lẽ đang xảy ra với Trung Quốc và Ấn Độ lúc này.

quan hệ thương mại giữa Ấn Độ - Trung Quốc dần lạnh nhạt.

Trớ trêu thay, toàn cầu hóa, theo góc độ nào đó, đang khiến vấn đề trên trở nên nghiêm trọng: Khi các quốc gia trở nên hòa nhập hơn với nền kinh tế thế giới, đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều khả năng chịu đựng sự mất mát thương mại với một đối thủ lân cận. Một ví dụ dễ thấy nhất là điểm nóng Hàn Quốc - Triều Tiên, với thương mại giữa 2 miền gần như bằng 0.

Nếu nhìn lại lịch sử, rất khó để có cách lý giải nào khác về việc Trung Quốc và Ấn Độ dần trở thành đối thủ của nhau. Mỗi nước có phạm vi ảnh hưởng khu vực riêng biệt và đều đứng ngoài các trận đánh chiến lược lớn.

Từ đó, Bloomberg tin rằng làn sóng đụng độ dọc biên giới Trung Quốc - Ấn Độ lúc này là kết quả của việc New Delhi bị kéo vào cuộc cạnh tranh giữa Bắc Kinh và Washington, mà trong đó mục tiêu là kiềm chế sự trỗi dậy ngày một hung hăng của Trung Quốc.

New Delhi được cho chắc chắn cũng cảm thấy sức nóng từ các dự án Vành đai và Con đường của Bắc Kinh ở Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh và Myanmar, tương tự như sự bành trướng của NATO khắp Đông Âu trong những năm 1990 đã khiến Nga phải khó chịu đến tận bây giờ.

Trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc đang bùng nổ, cùng sự đối đầu quân sự, việc giữ những cái đầu lạnh càng trở nên khó khăn. Tuy nhiên, thực tế là một cuộc đối đầu ở Himalaya hồi năm 2017 đã không đảo ngược mối quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc - Ấn Độ sau đó. Vì vậy, để giải quyết xung đột hiện tại, 2 láng giềng châu Á được cho cần phải tăng cường hơn nữa các liên kết kinh tế và xã hội, để bất kể cuộc đối đầu tiếp theo sẽ không trở nên tồi tệ hơn lúc này.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10702
  1. Căng thẳng Trung - Ấn liệu có đang đặt các nước lớn vào thế khó?
  2. Nghi vấn Trung Quốc đưa võ sư đến biên giới với Ấn Độ trước đụng độ
  3. Lý do Pakistan trở thành một yếu tố trong xung đột biên giới Trung-Ấn
  4. Căng thẳng trong quan hệ Trung - Ấn đang hạ nhiệt
  5. Trung Quốc nói xung đột biên giới do Ấn Độ “đơn phương khiêu khích”
  6. Trung, Ấn đồng ý ‘giảm nhiệt’ ở biên giới
  7. Ẩu đả biên giới: Ấn Độ ‘soi’ 3 hợp đồng với Trung Quốc
  8. Binh sĩ sẽ rút khỏi khu vực biên giới Trung - Ấn đang tranh chấp
  9. ‘Nằm gai nếm mật’ cả thập kỷ, quân sơn cước vô địch thủ của Ấn Độ ra tiền tuyến nắn gân TQ
  10. Binh sĩ Ấn Độ được quyền nổ súng nếu đụng độ lính Trung Quốc
  11. ‘Chơi rắn’ với Ấn Độ, Trung Quốc có thể nếm trái đắng
  12. Hindustan Times: PLA bị đánh bật khỏi tiền đồn, quân Ấn Độ thu xác lính Trung Quốc nằm giữa đường
  13. Ấn Độ: Binh sĩ có quyền ‘tự do đáp trả’ hành vi hung hăng của Trung Quốc
  14. Bộ trưởng Ấn Độ kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc
  15. Trung Quốc mất 40 bình sĩ trong cuộc đụng độ với Ấn Độ?
  16. Căng thẳng biên giới Ấn - Trung, Nga âm thầm hòa giải ra sao?
  17. Bình luận gây tranh cãi của Thủ tướng Ấn Độ về đụng độ với Trung Quốc
  18. Ấn Độ cho phép binh sĩ nổ súng ở biên giới tranh chấp với Trung Quốc
  19. Chết để lại gần 600 triệu USD, triệu phú Mỹ bỗng ‘nhận’ hơn 130 con
  20. Xung đột Trung - Ấn: Chìa khóa hóa giải mâu thuẫn không nằm ở biên giới
  21. Căng với Trung Quốc, Ấn Độ điều trực thăng tấn công mạnh nhất tới cận biên
  22. Bộ trưởng Ấn Độ: Ít nhất 40 lính TQ thiệt mạng trong đụng độ biên giới
Video và Bài nổi bật