Cay mắt cảnh bé trai lem luốc bế em đợi mẹ trước hiên nhà: Mẹ làm đồng, con ở nhà trông em

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cảnh bé trai lem luốc bế em đợi mẹ trước nhà khiến cư dân mạng cay cay khóe mắt. Nhiều người cũng nhìn thấy một phần ký ức tuổi thơ của mình trong đó.
Cay mắt cảnh bé trai lem luốc bế em đợi mẹ trước hiên nhà: Mẹ làm đồng, con ở nhà trông em
Theo chủ tài khoản đăng tải đoạn video, mẹ của bé đi làm trên đồng nên bảo con trai ở nhà trông em. Bé trai tuy còn nhỏ nhưng đã “gánh” trách nhiệm của một người anh, thay mẹ chăm em lúc mẹ v

Xem Video: Anh Hai giúp mẹ chăm sóc em gái 🥰 khi mẹ vắng nhà 💐

                                                                         

Với mức sống ngày càng được cải thiện, môi trường phát triển của trẻ em thành thị nhìn chung cũng ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực. Không chỉ có thể ăn ngon, mặc đẹp mà còn được nhận điều kiện giáo dục tốt, những điều là niềm mơ ước của trẻ em nông thôn, nhất là vùng núi xa xôi.

Cách đây một thời gian, đoạn video bé trai bế em đợi mẹ trước nhà được cư dân mạng đăng tải một trên mạng xã hội TQ thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Đoạn video vỏn vẹn 11 giây nhưng đủ để khiến người ta cảm thấy nhói lòng. Nhiều người thương cảm ngay từ những giây đầu tiên với hình ảnh bé trai lem luốc trong bộ quần áo cũ kỹ, áo này quần nọ. Có vẻ điều kiện kinh tế gia đình của bé rất khó khăn. Điều buồn hơn là cậu bé này ở cái tuổi ăn học, vui chơi lại phải ở nhà trông em.

Là con trai, nhưng con rất tình cảm. Không chỉ bế em trước nhà đợi mẹ, con còn âu yếm hôn em, xoa xoa mông dỗ dành em. Đôi mắt xoe tròn thi thoảng lại ngóng ra ngoài như thể xem mẹ đã về chưa.

Nhìn ngoại hình và dáng vẻ của con, ai cũng cảm nhận được nỗi cơ cực, vất vả mà con đang trải qua. Không được may mắn như nhiều đứa trẻ khác, con phải lớn lên trong cảnh thiếu thốn, khó khăn. Thế nhưng con không khiến mọi người cảm thấy con đang khó chịu hay áp lực trước cuộc sống và trách nhiệm của mình. Mà ở con, đó chính là hình ảnh hồn nhiên của một đứa trẻ thơ với nụ cười tươi tắn sáng bừng trên gương mặt nhếch nhác.

Không những xúc động trước cảnh bé trai lem luốc bế em đợi mẹ trước nhà, nhiều người còn nhìn thấy hình ảnh tuổi thơ của mình trong đó.

“Nhìn buồn và xúc động. Những trẻ em nghèo đã sớm phải gánh trách nhiệm làm anh, thay cha mẹ chăm em”.

“Thằng bé làm tôi khóc”

“Những đứa trẻ ngày trước thường không có quần áo mới và chúng phải dùng lại quần áo cũ của anh chị em mình”.

“Tôi cũng như thế này khi còn bé”

“Nhìn buồn. Tôi hy vọng con có thể có cuộc sống tốt hơn trong tương lai”.

“Tôi có người chị hơn tôi 5 tuổi. Khi còn nhỏ, chị không chỉ chơi cùng tôi mà còn nấu ăn và giặt quần áo cho tôi”.

“Thật cảm động”

“Thật là bức tranh ấm áp”.

“Bé trai thật dễ thương”

“Nhìn cách con ôm em, vỗ về em hẳn con là đứa trẻ sống rất tình cảm và yêu thương em”.

“Kể từ khi tôi đã làm mẹ, hễ nhìn thấy một đứa trẻ bệnh hoặc gặp khó khăn, tôi rất dễ mủi lòng”.

Nhìn cảnh bé trai này, nhiều người sẽ thấy rằng chính cuộc sống khó khăn đã tạo nên một đứa trẻ sớm có trách nhiệm, tự lập. Nhưng nhìn rộng hơn, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển của một đứa trẻ. Bởi môi trường sống mà trẻ lớn lên có thể định hướng của sống tương lai của chúng ở một mức độ nhất định.

1. Môi trường vật chất liên quan đến thái độ của trẻ em đối với cuộc sống

Nhiều cha mẹ tiết kiệm đến nỗi cái bát mẻ miệng hay cái chăn mốc meo cũng chẳng dám thay. Điều này vô tình ảnh hưởng đến khả năng thẩm mỹ của trẻ. Khi bố mẹ ở nhà, cần chú ý đến sự sạch sẽ và đẹp đẽ của môi trường gia đình, dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, chú ý đến việc sắp xếp đồ đạc, cách bố trí các vật dụng,…. Những chi tiết nhỏ này có thể cho trẻ thấy rằng bố mẹ luôn yêu cuộc sống của mình và các con rất nhiều.

2. Những người gần gũi với trẻ quan trọng hơn

Mỗi đứa trẻ sinh ra như một tờ giấy trắng. Những gì cha mẹ vẽ lên sẽ tác động rất lớn đến cuộc sống tương lai của đứa trẻ. Cha mẹ tốt có thể giúp trẻ phát triển những phẩm chất kiên định, giáo viên giỏi có thể dạy cho trẻ nhiều kiến thức hữu ích.

Ngoài ra, là người gần gũi nhất với con, cha mẹ cần phải phải kiểm soát cảm xúc mình. Đừng truyền cảm xúc tiêu cực của mình cho con. Thay vì la mắng, cha mẹ cần truyền cho con những nguồn năng lượng tích cực, sự ấm áp bằng cách sử dụng từ ngữ, giọng điệu nhẹ nhàng, không dùng từ ra lệnh.

Cuối cùng, đứa trẻ vẫn chỉ là một đứa trẻ, trong quá trình trưởng thành, sai phạm là điều khó tránh. Điều quan trọng là cha mẹ phải biết chấp nhận những thiếu sót của con và hướng dẫn để con tốt hơn mỗi ngày.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật