1. Thời gian trả lời câu hỏi quá lâu: Dấu hiệu này đặc biệt đáng chú ý nếu câu hỏi của bạn dễ nhớ, hướng đến sự thật, chẳng hạn như "Hôm qua sau giờ học, con có vào quán game không?". Nếu trẻ mất nhiều thời gian để trả lời những câu hỏi cơ bản như vậy, chúng có vẻ đang cố gắng đưa ra câu trả lời có vẻ hợp lý, thay vì nói sự thật.
2. Đổi chủ đề: Tương tự với những câu hỏi đơn giản, trực tiếp, thay vì đưa ra đáp án ngay lập tức, trẻ lại lảng tránh trả lời, chuyển sang chủ đề khác. Điều này có thể đồng nghĩa với việc trẻ đang che giấu sự thật. Ngoài ra, trẻ cũng có thể né tránh câu hỏi bằng cách đưa ra những lý do không chính đáng hoặc tạo ra những tình huống hài hước để giảm căng thẳng. Ảnh: Freepik.
3. Giọng nói cao hơn bình thường: Khi nói dối, con người thường cảm thấy lo lắng, sợ bị phát hiện. Cảm giác này dẫn đến các phản ứng sinּh lּý như tăng nhịp tim, đổ mồ hôi và thay đổi giọng nói. Giọng của trẻ có xu hướng lên cao, đặc biệt là ở cuối câu khi thảo luận về điều gì đó gây ra sự bất an hoặc sợ hãi. Điều này bao gồm khả năng nói dối và cảm thấy không thoải mái với sự dối trá. Tuy nhiên, vẫn có thể loại trừ trường hợp trẻ có thói quen nâng cao tông giọng về cuối khi nói chuyện. Ảnh: Freepik.
4. Đột nhiên nói lắp: Tương tự, khi trẻ đột nhiên nói lắp trong khi bình thường không như vậy, đó có thể là do căng thẳng, phản ứng phòng vệ hoặc nói dối. Đột ngột dừng lại nuốt nước bọt và hắng giọng khi đang nói cũng có thể là dấu hiệu trẻ sợ hãi và thấy tội lỗi khi nói dối. Ảnh: Freepik.
5. Nói nhanh hơn bình thường: Khi một đứa trẻ nói nhanh và liên tục để trả lời một câu hỏi trực tiếp, rất có thể chúng đang cố gắng để thuyết phục người khác tin vào lời nói của mình. Điều này giống như thể nếu chúng nói chậm hơn hoặc ngập ngừng, đối phương có thể phát hiện ra những lỗ hổng trong câu chuyện của chúng. Ngoài ra, các em hy vọng trò chuyện cởi mở sẽ gia tăng sự tin tưởng từ phía mọi người xung quanh. Ảnh: Pexels.
6. Tránh giao tiếp bằng mắt: Người phương Tây có một câu nói nổi tiếng: "Tôi không tin tưởng một người không thể nhìn thẳng vào mắt tôi". Việc tránh giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện có thể được hiểu là không trung thực, lảng tránh hoặc trốn tránh trách nhiệm. Khi thiếu trung thực, trẻ có thể nhìn xuống hoặc nhìn sang hướng khác khi nói chuyện. Ảnh: Pexels.
7. Khoảng cách vật lý: Trong giao tiếp, có một câu nói nổi tiếng là "Khoảng cách vật lý tương đương với khoảng cách tình cảm". Khi bạn đặt câu hỏi cho con, hãy chú ý đến tư thế, khoảng cách giữa hai người. Nếu trẻ khoanh tay hoặc xoay người sang một bên hoặc đứng lui về sau đồ vật bất kỳ, có nghĩa trẻ muốn thiết lập rào cản và đang cảnh giác. Những dấu hiệu phi ngôn ngữ này có thể không biểu thị sự nói dối, nhưng về cơ bản các em không cảm thấy thoải mái hoặc không muốn mở lòng trò chuyện với người đối diện. Ảnh: Pexels.