Tổng thống Putin không phủ nhận việc Triều Tiên gửi quân tới Nga

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tại cuộc họp báo hôm 24/10 sau hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo BRICS, khi được hỏi về những hình ảnh vệ tinh cho thấy quân đội Triều Tiên đang hoạt động ở Nga,Tổng thống Putin không phủ nhận việc Triều Tiên đã gửi quân tới.
Tổng thống Putin không phủ nhận việc Triều Tiên gửi quân tới Nga
Tại cuộc họp báo hôm 24/10, Tổng thống Nga Putin không phủ nhận tin Triều Tiên gửi quân tới Nga (Ảnh: Reuters)

Trang tin Đông Phương ngày 25/10 dẫn lời ông Putin nói: “Hình ảnh là một điều nghiêm túc. Nếu có hình ảnh thì chúng phản ánh điều gì đó".

Không phủ nhận thông tin Triều Tiên gửi quân giúp

Tình báo quân đội Ukraine cho biết, đợt quân đầu tiên được Triều Tiên gửi tới Nga đã tới khu vực chiến sự Kursk nơi quân đội Ukraine xâm nhập trước đó. Tổng thống Nga Putin không phủ nhận thông tin Triều Tiên đưa quân tới Nga nhưng nhấn mạnh việc thực hiện thỏa thuận phòng thủ chung như thế nào phụ thuộc vào Triều Tiên và Nga, đồng thời cáo buộc các nước phương Tây góp phần làm leo thang tình hình ở Ukraine.

Chính phủ Mỹ hôm 24/10 tuyên bố có bằng chứng cho thấy Triều Tiên đã gửi ít nhất 3.000 quân tới Nga và có thể triển khai lực lượng này ở Ukraine. Các nước phương Tây cho rằng động thái này tượng trưng cho sự leo thang nghiêm trọng của cuộc chiến ở Ukraine. Cơ quan tình báo quân sự Ukraine ra tuyên bố cho biết: "Đợt quân đầu tiên của Triều Tiên sau khi được huấn luyện tại một căn cứ huấn luyện ở thành phố Ussuriysk, tỉnh Primorsky miền đông nước Nga đã đến khu vực Kursk hôm thứ Tư, 23/10".

Ảnh vệ tinh chụp binh sĩ Triều Tiên huấn luyện tại một căn cứ huấn luyện ở thành phố Ussuriysk, tỉnh Primorsky miền đông nước Nga (Ảnh: LTN).

Ukraine nói Triều Tiên đã điều động khoảng 12.000 binh sĩ tới Nga, trong đó có 500 sĩ quan và 3 viên tướng, nhưng không đề cập đến số lượng binh sĩ Triều Tiên đã được đưa tới Kursk.

Hạ viện Nga phê chuẩn Hiệp ước đối tác chiến lược

Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp gỡ các phóng viên sau hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo BRICS hôm 24/10, ông không phủ nhận việc Triều Tiên đã gửi quân tới Nga nhưng nói rằng Duma Quốc gia (hạ viện) đã phê chuẩn Hiệp ước Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Nga và Triều Tiên.

Khi được phóng viên hỏi về những bức ảnh vệ tinh chụp lại dấu vết của quân đội Triều Tiên, ông Putin nói: "Hình ảnh là thứ không thể xem nhẹ. Nếu có hình ảnh, chúng phản ánh điều gì đó”.

Sau đó, ông thay đổi chủ đề, chỉ trích các sĩ quan và những huấn luyện viên quân sự của NATO đã trực tiếp tham gia vào cuộc chiến ở Ukraine, khiến cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang. Ông nói: “Chúng tôi biết ai ở đó, họ đến từ quốc gia châu Âu hay NATO nào và họ thực hiện công việc này như thế nào”.

Vào tháng 6 năm nay, Tổng thống Putin đã ký một Hiệp ước phòng thủ chung với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, trong đó quy định "hỗ trợ lẫn nhau" nếu một trong hai bên bị xâ‌m lượ‌c; dự kiến hiệp ước này sẽ được Thượng viện phê chuẩn vào ngày 6/11.

Ảnh vệ tinh được cho là chụp được tàu chở quân của Triều Tiên rời cảng để tới Nga (Ảnh: LTN).

Chưa từng nghi ngờ việc Triều Tiên hợp tác với Nga

Ông Putin nhấn mạnh Nga chưa bao giờ nghi ngờ việc Triều Tiên hợp tác với Nga một cách nghiêm túc, đồng thời cho biết: "Chúng tôi hợp tác với những người bạn Triều Tiên và những gì chúng tôi làm là việc của chúng tôi". Ông cũng chỉ ra rằng, quân Ukraine ở Kurtsk đang bị bao vây, quân Nga bắt đầu tiêu diệt quân Ukraina.

Ngoài ra, ông Putin cho biết nhiều quốc gia thành viên BRICS ủng hộ sáng kiến do Trung Quốc và Brazil đề xuất về giải quyết vấn đề Ukraine một cách hòa bình. Nga hoan nghênh nỗ lực của tất cả các bên nhằm chấm dứt xung đột Ukraine và cho rằng ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump thành thật khi nói rằng ông sẽ làm mọi cách để chấm dứt chiến tranh; đồng thời Nga trong quá khứ và hiện tại chưa bao giờ từ chối liên lạc với các nhà lãnh đạo phương Tây.

Ảnh chụp lực lượng đặc biệt của quân đội Triều Tiên với súng AK được thiết kế hộp tiếp đạn độc đáo (Ảnh: AP).

Ông Putin cũng cho rằng, quan điểm của phương Tây cho rằng Nga sẽ bị đánh bại trên chiến trường là ảo tưởng, và tốt hơn là nên ngồi vào bàn đàm phán để khỏi tuyên bố Ukraine thất bại trên chiến trường, nhưng quả bóng hiện không nằm ở phía Nga. Bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải tính đến tình hình thực tế, Nga sẽ không chấp nhận các đề xuất khác, đồng nghĩa với việc Nga sẽ không từ bỏ các vùng đất Ukraine đã bị chiếm.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15519
  1. “Nghĩa địa” xe tăng Leopard 2 ngày càng nhiều ở Ukraine
  2. Xem bệ phóng tên lửa MLRS bị thiêu rụi trên chiến trường ở DPR
  3. Nga nêu điều kiện đối thoại kiểm soát vũ khí với Mỹ
  4. 500 mét vòng vây cuối, quân Nga nghe tiếng kêu tiếp viện bằng tiếng Anh
  5. Nga chiếm thêm một làng miền Đông Ukraine
  6. Chiến thuật vượt sông thất bại, tiêu hao tới 5 nghìn quân Ukraine
  7. Hai tiểu đoàn Ukraine tự ý “mở đường máu” rút lui khi bị Nga bao vây dù chỉ huy không ra lệnh
  8. Tư lệnh Lục quân Anh dự đoán chuyện Nga kiểm soát 4 tỉnh Đông Ukraine
  9. Ukraine tự tin giành lại Crimea, Nga gia cố cầu Kerch
  10. Một ngày, Ukraine thiệt hại hơn 2000 quân
  11. Hàng nghìn quân Ukraine bị bao vây, nội bộ Kiev rơi vào hỗn loạn
  12. “Tương kế tựu kế”, Nga phá thế trận phục kích phòng không của Ukraine
  13. Latvia gửi lô hàng hơn 500 máy bay không người lái tới Ukraine
  14. Liệu Azerbaijan có là lời giải cho bài toán khí đốt của châu Âu?
  15. Nga tấn công như vũ bão vào trung tâm hậu cần quan trọng của Ukraine
  16. Tướng quân lực lượng Ukraine tức giận với quyết định của NATO
  17. Nga tiên phát chế nhân, ra đòn phá tan cuộc phản công Kharkov
  18. Sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Zelensky và ông Trump, Kiev sắp xếp thời gian mời cựu tổng thống Mỹ sang thăm
  19. Ông Trump điện đàm với Tổng thống Zelensky, cam kết sẽ chấm dứt xung đột tại Ukraine
  20. Su-25 Nga bị bắn hạ, Mỹ nói khả năng mở rộng phạm vi tấn công cho Ukraine
  21. Trực thăng Ka-52 bị bắn rơi bởi... pháo phản lực Uragan
Video và Bài nổi bật