Hôn nhân “bác - cháu” vợ 29 tuổi và chồng 72 tuổi ở Hà Nam: Sau đám cưới là khổ cực trăm bề

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
12 năm trước, chu‌yện tìn‌h ’bác - cháu’ của ông Ngô Thanh Học và chị Nguyễn Thị Bích đã gây xôn xao cả vùng quê ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
Hôn nhân “bác - cháu” vợ 29 tuổi và chồng 72 tuổi ở Hà Nam: Sau đám cưới là khổ cực trăm bề
Chị Bích và chồng

Thời điểm làm đám cưới vào năm 2012, ông Học đã 73 tuổi, còn chị Bích mới 27 tuổi. Vượt qua bao dị nghị, gièm pha đến nay vợ, chồng “bác cháu” có với nhau 3 mặt con (2 gái, 1 trai).

Chị Bích từng tâm sự, khi quyết định về chung một nhà với ông Học, chị Bích vấp phải sự phản đối kịch liệt từ gia đình, bạn bè và sự dị nghị của hàng xóm. Nhiều người còn bảo chị là: “Lấy người chênh tuổi như vậy, có sinh con đẻ cái được gì không?”. Thế nhưng, gạt qua tất cả điều đó, chị Bích tin vào lựa chọn của mình.

Ảnh cưới của 2 vợ chồng chị Bích - ông Học

Năm 2013, chị Bích mang song thai, một trai một gái, nhưng vì điều kiện khó khăn nên chị vẫn đi làm, khi thai được tròn 8 tháng chị bất ngờ đau bụng nên đẻ non, hai bé rất hay ốm vặt. Vợ chồng chị Bích thường phải vay mượn, ôm con ra bệnh viện để chạy chữa.

Đến năm 2016 chị Bích tiếp tục mang thai, lúc này nhiều người ác ý đã đồn đoán mấy đứa con chị Bích sinh ra không phải là con của ông Học. Từ đó, vợ chồng ông Học sống khép kín hơn để tránh sự đàm tiếu của dư luận.

Gia đình 5 thành viên của ông Học. Ảnh: Báo

Tâm sự với tờ Báo năm 2022, chị Bích nói: "Giờ không còn sợ những lời dị nghị của dân làng, nhưng thực sự không lường trước những khó khăn vất vả khi lấy chồng chênh lệch tuổi cũng như không lường trước được việc sinh nhiều con khiến gia cảnh ngày càng nghèo đói. Giờ mong muốn lớn nhất là các con khỏe mạnh, chồng không ốm đâu để đi làm thuê, kiếm tiền để hy vọng cuộc sống sau này khấm khá hơn”.

Chia sẻ với tờ Nhịp Sống Việt về cuộc sống sau nhiều năm kết hôn cùng năm 2022, ông Học thừa nhận, cuộc sống hiện tại của gia đình ông rất vất vả. Nhà ông Học có 5 người giờ chỉ trông chờ vào khoản lương trợ cấp phục viên của ông với hơn 2 triệu đồng. Ngoài ra, vợ ông Học cũng tranh thủ thời gian đi làm để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

"Có bấy nhiêu tiền tôi đưa cho cô ấy tự đi mà chi tiêu, được gì thì được. Sống trong cảnh túng quẫn, suốt ngày lo chăm con, chăm chồng chắc vợ tôi cũng chán nản. Tôi rất thương cô ấy, nguời chịu hy sinh tất cả vì chồng con, trước thì ở nhà chăm mấy đứa này đã hết ngày, bây giờ thì kiếm thêm tí việc làm vậy thôi", ông Học nói.

Ông Học giờ đây sức khỏe đi xuống rất nhiều. Ảnh: Báo

Cách đây 12 năm về trước, trở về quê hương sau nhiều năm lưu lạc, ông Học trụ lại ngôi nhà do bố mẹ để lại. Duyên phận đến từ lúc nào, ông Học cũng không còn nhớ nữa. Tuy nhiên, khi kể về chu‌yện tìn‌h yêu với người vợ trẻ, ông Học không khỏi bồi hồi khi nhắc về chuyện lần đầu khi gặp người con gái trẻ ở cùng làng, hai người hợp tính đến nỗi "đuổi không về".

"Hồi mới quen, nhiều người trong đó mẹ cô ấy cũng phản đối lắm, tôi hỏi có quyết tâm không thì cô ấy đồng ý. Nói chung là tôi thấy thương thì lấy, chứ có tình yêu hay không thì chả biết nói thế nào", ông Học kể.

Cũng theo ông Học, đến bây giờ, dù vợ chồng ông đã 3 đứa con nhưng vẫn còn những lời dị nghị từ xóm giềng. Dù vậy, cả hai vợ chồng ông vẫn im lặng để cuộc sống được bình yên và không ảnh hưởng đến các con.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật