Tôi vào làm việc ở công ty được hơn 1 năm. Mấy tháng đầu mọi việc diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, thời gian gần đây do nhiều việc nên tôi thường xuyên về trễ. Mỗi lần tôi về trễ thì một anh đồng nghiệp phòng khác hay qua chọc ghẹo kiểu anh thấy em xinh vậy mà chưa có người yêu thì thật phí. Em có sợ cô đơn không, hay qua nhà anh ở đi, nhà anh còn dư phòng,…Có lần ông ấy còn vỗ vai tôi, nháy mắt và nói “nhìn em hấp dẫn quá!” rồi rủ tối nay đi nhậu với anh nha, lỡ có xỉn thì về ngủ với anh cho vui,…Tôi thật sự khó chịu về những lời nói, hành động của ông ấy. Tôi đã nói chuyện nghiêm túc, đề nghị ông ấy cư xử đúng mực nếu không sẽ báo sếp nhưng ông ấy thản nhiên nói anh thích em mà, ai có quyền cấm.
Luật sư tư vấn giúp tôi Pháp Luật có quy định gì về những kiểu hành vi của anh đồng nghiệp kia không? Nếu ông ta vẫn tiếp tục quấּy rốּi thì tôi phải làm sao?
Chị Minh Trúc (quận 3, TP.HCM)
Luật sư HUỲNH VĂN NÔNG, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời:. Khoản 9 Điều 3 Bộ Luật Lao động 2019 quy định: quấּy rốּi tìnּh dụּc tại công sở là hành vi có tính chất tìnּh dụּc của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.
Hành vi quấּy rốּi tìnּh dụּc tại nơi làm việc được quy định tại Điều 84 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động như sau:
quấּy rốּi tìnּh dụּc quy định tại khoản 9 Điều 3 của Bộ luật Lao động có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tìnּh dụּc lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tìnּh dụּc không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấּy rốּi.
quấּy rốּi tìnּh dụּc tại nơi làm việc bao gồm:
- hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tìnּh dụּc hoặc gợi ý tìnּh dụּc;
- quấּy rốּi tìnּh dụּc bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tìnּh dụּc hoặc có ngụ ý tìnּh dụּc;
- quấּy rốּi tìnּh dụּc phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tìnּh dụּc hoặc liên quan đến hoạt động tìnּh dụּc trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.
Về hình thức xử phạt, Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quấּy rốּi tìnּh dụּc tại nơi làm việc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm Hình Sự.
Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 125 Bộ Luật Lao động 2019 quy định người lao động có hành vi quấּy rốּi tìnּh dụּc tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động có thể bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.
Nếu chứng minh được hành vi quấּy rốּi tìnּh dụּc đã xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm; danh dự người khác thì người thực hiện hành vi này có thể bị xử lý Hình Sự về tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ Luật Hình Sự.
Theo đó, bạn có quyền khiếu nại hành vi quấּy rốּi tìnּh dụּc của đồng nghiệp lên cấp trên và đề nghị giải quyết. Ngoài ra, bạn có thể tố giác người này đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định.