Những đoạn đầu tiên của Vạn Lý Trường Thành được xây dựng từ thời Chiến quốc (475 trước Công nguyên - 221 trước Công nguyên) nhằm bảo vệ biên giới phía bắc của Trung Quốc trước sự tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ và những bộ tộc du mục khác. Công trình này được xây dựng liên tục qua nhiều triều đại cho tới thế kỷ 16.
Trong số các cửa ải ở Vạn Lý Trường Thành, nổi bật là Gia Dục Quan. Nằm ở cực Tây của Vạn Lý Trường Thành, Gia Dục Quan còn được gọi là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan".
Theo các ghi chép, Gia Dục Quan nằm ở điểm hẹp nhất của phần phía tây. Cửa ải này được xây dựng vào đầu thời nhà Minh, khoảng năm 1372. Trong số các cửa ải ở Vạn Lý Trường Thành, Gia Dục Quan là công trình quân sự cổ đại còn nguyên vẹn nhất.
Do xây dựng trên sa mạc Gobi và cực tây của lãnh thổ Trung Quốc thời xưa, Gia Dục Quan ngoài tác dụng phòng thủ còn là một trạm dừng quan trọng của "Con đường tơ lụa" huyền thoại, kết nối Trung Quốc với khu vực Tây Á và Trung Á.
Liên quan đến Gia Dục Quan, người dân địa phương lưu truyền giai thoại ly kỳ về việc xây dựng cửa ải này. Cụ thể, một người đàn ông tên là dịch Khai Chiêm sống vào thời nhà Minh (1368 - 1644) đảm nhận nhiệm vụ thiết kế cửa ải.
Là một người am hiểu kiến trúc và số học, dịch Khai Chiêm được quan trên tin tưởng, giao cho nhiệm vụ quan trọng là thiết kế cửa ải cũng như ước tính số lượng gạch chính xác để xây.
Theo tính toán của dịch Khai Chiêm, Gia Dục Quan cần dùng tới 99.999 viên gạch để hoàn thành. Nghe Gia Dục Quan nói xong, viên quan phụ trách không tin nên liền nói chỉ cần tính sai một viên gạch thì toàn bộ binh lính sẽ phải lao động khổ sai trong 3 năm.
Sau một thời gian, Gia Dục Quan hoàn tất quá trình xây dựng và thừa 1 viên gạch. Viên quan đang chuẩn bị trừng phạt dịch Khai Chiêm và binh lính xây thành thì người thiết kế cửa ải này liền nói viên gạch thừa vốn do ông đặt tại đó từ trước, chỉ cần xê dịch ra chỗ khác, cả đoạn tường thành sẽ sụp đổ. Viên gạch thừa là viên thứ 1.000 mà dịch Khai Chiêm chuẩn bị.
Viên quan không tin đó là sự thật nên liền bỏ viên gạch thừa đi. Bất ngờ, đoạn tường thành lập tức đổ sập xuống. Do đó, những binh sĩ phải xây lại Gia Dục Quan lần thứ hai. Sau khi xây xong, viên gạch được đặt đúng vị trí ban đầu. Nhờ đó, công trình này đứng sừng sững giữa đất trời suốt nhiều thế kỷ qua cũng như viên gạch thừa vẫn nằm trên bức tường của Gia Dục Quan.