Niger đối mặt thời hạn chót can thiệp quân sự của ECOWAS

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hôm nay (6/8) là thời hạn chót cho một cuộc can thiệp quân sự tiềm năng của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) vào Niger nếu trật tự hiến pháp tại nước này không được khôi phục.
Niger đối mặt thời hạn chót can thiệp quân sự của ECOWAS
Biểu tình ủng hộ chính quyền quân sự Niger. Ảnh: BBC.

Một tuần sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính quyền Tổng thống Mohamed Bazoum, bầu không khí căng thẳng cao độ bao trùm khắp đất nước. Nhiều quốc gia đã khuyến cáo công dân rời khỏi Niger.

Tại thủ đô Niamey và hầu hết các thành phố lớn của Niger, tình hình được miêu tả là cực kỳ căng thẳng với sự hiện diện gia tăng của các lực lượng an ninh và quân đội cùng nhiều phương tiện, vũ khí. Nhiều quốc gia đã khuyến cáo các công dân rời khỏi nước này. Mọi nỗ lực hòa giải khu vực nhằm đảo ngược cuộc đảo chính tại Niger với 25 triệu dân tới nay đều không thành công.

Các chỉ huy quốc phòng của Cộng đồng kinh tế quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã hoàn tất kế hoạch sử dụng vũ lực chống lại chính quyền quân sự Niger nếu Tổng thống bị lật đổ Bazoum không được phục chức.

Ủy viên phụ trách các vấn đề chính trị, hòa bình và an ninh của ECOWAS Abdel Fatau Musah nhấn mạnh: “Các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của chúng tôi có một quyết tâm mạnh mẽ là chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Niger và sẽ không bao giờ cho phép xảy ra sự gián đoạn đối với quá trình tiến tới củng cố dân chủ trong khu vực. Chúng ta phải đảm bảo rằng các quyết định được đưa ra không chỉ là những lời hoa mỹ mà được chuyển thành những hành động cụ thể trên thực tế.”

Cả Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi, Mỹ và Pháp đều nay đều cho thấy lập trường cứng rắn đối với cuộc đảo chính tại Niger. Với sự giàu có về uranium và dầu mỏ, cũng như vai trò then chốt trong cuộc chiến chống khủ‌ng b‌ố, Niger có tầm quan trọng đối với Mỹ, Trung Quốc, châu Âu và Nga. Tuy nhiên, Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi cũng thừa nhận, can thiệp quân sự chỉ là giải pháp cuối cùng. Những nước láng giềng khác của Niger gồm Cộng hòa Chad, Algeria và Libya đã bác bỏ khả năng can thiệp quân sự. Trong khi đó Malia và Burkina Faso cho biết sẽ hỗ trợ Niger trong trường hợp can thiệp quân sự.

Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa Chad Daoud Yaya Brahim nhấn mạnh: “CH Chad sẽ không bao giờ can thiệp quân sự vì nhiều lý do. Chúng tôi luôn khuyến khích đối thoại và sẽ không bao giờ can thiệp quân sự. Chúng tôi muốn sự ổn định trở lại với Niger.”

Lần gần đây nhất ECOWAS can thiệp quân sự là vào năm 2017.

Người phát ngôn điện Kremlin đã bày tỏ lo ngại về những căng thẳng đang nổi lên tại khu vực, đồng thời cảnh báo sự can thệp của các cường quốc bên ngoài khu vực sẽ không giúp thay đổi tình hình theo chiều hướng tốt hơn: "Không chắc rằng sự can thiệp của một số lực lượng ngoài khu vực có thể thay đổi tình hình theo hướng tốt hơn. Nga đang theo dõi tình hình rất chặt chẽ. Chúng tôi lo ngại về những căng thẳng đang gia tăng trong khu vực và ủng hộ việc Niger quay trở lại các quy tắc hiến pháp càng sớm càng tốt mà không có bất kỳ thiệt hại hoặc mối đe dọa nào đối với cuộc sống người dân.’

Lãnh đạo cuộc đảo chính, tướng Abdourahmane Tani đã tuyên bố bất kỳ hành động gây hấn nào chống Niger sẽ bị đáp trả ngay lập tức và không báo trước. Chính quyền quân sự Niger hôm qua cũng đề nghị lực lượng lính đánh thuê thuộc tập đoàn quân sự tư nhân Wagner giúp đỡ trước khả năng can thiệp quân sự của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật