Lý do khiến hàng chục tiêm kích F-35 đắt tiền của Na Uy phải “đắp chiếu”

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sở hữu tới hơn 50 chiếc F-35 trị giá hàng tỷ USD, nhưng những chiếc máy bay của Na Uy lại không thể cất cánh do không có đủ thợ bảo dưỡng máy bay.
Lý do khiến hàng chục tiêm kích F-35 đắt tiền của Na Uy phải “đắp chiếu”
Máy bay F-35

Na Uy đang đối mặt với thách thức thiếu thợ sửa chữa máy bay. 52 máy bay chiến đấu tối tân F-35 của Lực lượng Không quân Hoàng gia Na Uy (RnoAF) sẽ không thể cất cánh nếu như tình hình không được khắc phục. Bộ Quốc phòng nước này đang tìm cách giải bài toán bảo dưỡng máy bay.

RNoAF hiện đang biên chế 27 chiếc Lockheed F-35 Lightning II. 25 chiếc nữa sẽ được bàn giao trong những năm tới. Hiện tại, tất cả chúng đều được đặt tại căn cứ Không quân Orlando và Evenes.

Tuần trước, chính phủ Na Uy đã công bố một báo cáo từ Ủy ban Quốc phòng, cảnh báo rằng nước này không có đủ nhân sự để làm công tác bảo đảm cho các máy bay chiến đấu. Bộ Quốc phòng Na Uy đã chỉ ra vấn đề trong một tuyên bố rất ngắn gọn: “Chúng tôi có số máy bay trị giá 90 tỷ Kroner (gần 8,5 tỷ USD), nhưng không có đủ nhân sự để vận hành chúng”.

Nhiều khả năng Na Uy sẽ giải quyết được tình trạng thiếu hụt nhân sự trong thời gian ngắn thông qua sự trợ giúp của Mỹ. Nước này sẽ thuê các chuyên gia từ Lockheed Martin vào cuối năm 2023.

Tuy nhiên, về dài hạn đó sẽ là một thách thức lớn. Hiện tại có bốn chuyên ngành hàng không ở Na Uy. Chính phủ đề xuất “bơm tiền” vào hệ thống giáo dục để phát triển ngành học, tăng số lượng nhân sự đào tạo. Theo nhiều báo cáo khác nhau, khoản tài trợ sẽ lên tới 60 triệu kroner (gần 5,5 triệu USD).

Các chuyên gia quân sự cho rằng những người thợ được thuê của Lockheed Martin sẽ phải ở lại Na Uy ít nhất là 5 năm. Điều này là do việc đào tạo một thợ máy hoặc chuyên gia máy bay phải mất tối thiểu 5 năm. Sau đó cần thêm thời gian để tích lũy kinh nghiệm.

Sự thiếu hụt nhân sự này còn dẫn đến một vấn đề khác có tầm quan trọng hơn đó là an ninh quốc gia. Bởi vì máy bay F-35 không được phép ở trên mặt đất quá lâu mà phải thường xuyên bảo đảm thời gian bay, nếu không chúng sẽ không phát huy hiệu quả hoạt động.

Căn cứ không quân Bodo của Na Uy gần đây bị đóng cửa, căn cứ này thường xuyên có F-35 hoạt động. Sau khi căn cứ đóng cửa, 100 thợ máy và vật liệu hỗ trợ đã được chuyển giao đến các căn cứ Orlando và Evenes.

Những thợ cơ khí tốt nghiệp đầu tiên dự kiến sẽ tham gia với tư cách là thực tập sinh tại căn cứ Không quân Orlando vào năm tới. Một cuộc khảo sát ngắn trong giới trẻ cho thấy mặc dù là chuyên ngành hấp dẫn nhưng vẫn thiếu hụt người đăng ký học tập.

Đây sẽ là một thách thức lớn đối với Na Uy trong tương lai, mặc dù sở hữu những vũ khí hiện đại nhưng lại không có đủ khả năng để duy trì chúng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật