Làm việc với Thủ tướng, TP.HCM kiến nghị gì?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lãnh đạo TP.HCM đã kiến nghị với Thủ tướng nhiều vấn đề, nhưng trọng tâm là những đề xuất tập trung vào các dự án hạ tầng trọng điểm, tạo đột phá cho sự phát triển của Thành phố.
Làm việc với Thủ tướng, TP.HCM kiến nghị gì?
Ảnh: VGP

Tại buổi làm việc với đoàn công tác của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì vào sáng 16/4, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã kiến nghị nhiều nội dung quan trọng liên quan đến cơ chế, chính sách cho Thành phố.

Đặc biệt, ông Mãi kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét thành lập Tổ Công tác của Chính phủ cùng Thành phố nghiên cứu việc tái cơ cấu nền kinh tế, xác định động lực, cơ chế đột phá để Thành phố phát triển nhằm thực hiện đúng vai trò theo Nghị quyết 24, Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị.

Theo ông Mãi, đây là việc dài hạn nhưng rất quan trọng cho phát triển của Thành phố trong tương lai.

Ngoài ra, ông Mãi cũng đề xuất Thủ tướng Chính phủ thống nhất các nội dung dự thảo nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54; chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong tháng 4/2023 sớm chủ trì, xây dựng dự thảo Nghị định mới hướng dẫn, để triển khai ngay sau khi Nghị quyết mới có hiệu lực thi hành.

Lãnh đạo Thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét thành lập Tổ công tác của Chính phủ nghiên cứu các động lực, cơ chế phát triển đột phá cho TP.HCM. 

Đối với các dự án giao thông, Thành phố kiến nghị Thủ tướng quan tâm chỉ đạo triển khai sớm các dự án giao thông trọng điểm của vùng, liên vùng.

Cụ là kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải yêu cầu VEC đẩy nhanh tiến độ lập Hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư nâng cấp mở rộng đoạn đường cao tốc TP.HCM - Long Thành (đoạn từ Vành đai 2 đến Vành đai 3 - nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu);

Kiến nghị chỉ đạo các bộ, địa phương hỗ trợ Thành phố và các tỉnh (Đồng Nai, Bình Dương và Long An) phối hợp chia sẻ, cung cấp nguồn vật liệu phục vụ cho dự án đường Vành đai 3 TP.HCM.

Thành phố cũng kiến nghị xem xét bố trí kinh phí từ ngân sách Trung ương để thực hiện đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Vành đai 2 (nút giao Gò Dưa) đến đường Vành đai 3 đồng bộ với đoạn tuyến đường dẫn trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành…

Đặc biệt với dự án đường Vành đai 4, người đứng đầu chính quyền Thành phố kiến nghị Thủ tướng giao cho các địa phương có dự án đi qua chủ động lập dự án. Các địa phương có dự án đi qua đã họp thống nhất tiến độ nhưng phải có cơ quan đầu mối điều phối thúc đẩy. Vì vậy, Bộ Giao thông – Vận tải cần theo dõi đôn đốc để làm sao dự án đường Vành đai 4 được đầu tư đồng bộ.

Liên quan đến cơ chế chính sách hỗ trợ người lao động, người nước ngoài làm việc tại TP.HCM, ông Phan Văn Mãi kiến nghị Thủ tướng cho phép Thành phố thí điểm thực hiện cấp giấy phép lao động điện tử cho người lao động nước ngoài để phù hợp với chủ trương của chuyển đổi số.

Ngoài ra, Thành phố kiến nghị xem xét sửa đổi bổ sung các văn bản như Nghị định 152 quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, tuyển dụng quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; sửa đổi Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014; Quyết định 46 của Thủ tướng về chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp đào tạo dưới 3 tháng theo mức tăng mức hỗ trợ;

Đối với việc sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước, Thành phố kiến nghị Thủ tướng sớm phê duyệt kế hoạch sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước trực thuộc UBND Thành phố giai đoạn 2021 - 2025. Đồng thời, cho chủ trương để Thành phố phối hợp với các bộ ngành Trung ương sắp xếp lại các cơ sở nhà đất trên địa bàn Thành phố.

TP.HCM cũng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm cho ý kiến về phương án sử dụng đất doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa cũng như doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa chuyển mục đích sử dụng đất.

Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội trước đó, Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi cũng dự báo trong quý II, kinh tế Thành phố tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, khó lường. Trong đó, thị trường bất động sản, tài chính, lao động tiếp tục gặp nhiều vấn đề.

Thành phố cũng tiếp tục đối mặt với sức ép lạm phát cao, rủi ro nợ xấu ngân hàng, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng có chiều hướng tăng, sức mua giảm, xu hướng hoạt động xuất thu hẹp.

Việc Thành phố có tình trạng lo ngại về thực hiện công vụ của một số bộ phận cán bộ công chức viên chức là có thật. Ban Thường vụ thành ủy sẽ có chỉ thị về nội dung này, đồng thời kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo sớm hoàn thiện khung pháp lý để cán bộ công chức yên tâm thực hiện công vụ theo hướng vừa chống tham nhũng có hiệu quả vừa kiến tạo môi trường phát triển.

TP.HCM đã đề ra 12 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới. Trong đó, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tập trung giải quyết những nhóm việc trễ hẹn củ‌ּa qu‌ּý I, kiên quyết không để việc trễ hạn nhiệm vụ củ‌ּa qu‌ּý I, quý II chuyển qua quý III.

Đồng thời, triển khai chương trình hành động về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2023. Trong đó, nghiên cứu đầu tư dự án Xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn và thu hồi năng lượng tại Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc theo phương thức PPP. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhà ga T3, Metro 1, dự án Rạch Xuyên tâm, nút giao An Phú, mở rộng Quốc lộ 50.... và các công trình đã khởi công.

TP.HCM sẽ triển khai các làm minh bạch, lành mạnh thị trường bất động sản; có phương án xử lý các dự án chậm triển khai, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất cũng như nhà đầu tư.

Cùng với đó, tiếp tục nghiên cứu, khai thác lợi thế thị trường nội địa, nhất là thị trường hơn 10 triệu dân ngay tại Thành phố và những vùng kinh tế lân cận thành phố. Đồng thời tăng cường tổ chức các hoạt động kích cầu tiêu dùng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật