Người không có phúc khí, trên thân thường thể hiện ra 4 tật rất xấu: Không thay đổi ắt sớm gặp đại họa

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ở đời, muốn vạn sự hanh thông, phúc khí dồi dào thì nhất định phải từ bỏ 4 tật xấu này:
Người không có phúc khí, trên thân thường thể hiện ra 4 tật rất xấu: Không thay đổi ắt sớm gặp đại họa
Ảnh minh họa.

Phúc khí là sự may mắn, là điều mà ai trong cuộc sống cũng mong có được để hóa dữ thành an. Thế nhưng phúc khí không phải tự nhiên mà có, cũng chẳng phải là thứ có thể cưỡng cầu mà đắc được. Một người có nhiều phúc khí thường mang những đức tính tốt, đặc điểm nổi bật và có cuộc đời an yên. Ngược lại, những kẻ đánh mất phúc khí lại mang trên mình những thói xấu. Chính những thói xấu này đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc đời của họ.

Người ta thường nói, tướng do tâm sinh, vận mệnh con người thay đổi tốt lên chính là nhờ vào sự thay đổi của tâm thái. Nếu bạn nuôi dưỡng những tâm tính không tốt, con người bạn sẽ dễ bị cái xấu lôi kéo, dễ trở nên mù quáng, hình thành nên những ý nghĩ sai lệch và hành động không đúng đắn.

Chính vì vậy, ai ai trong chúng ta cũng nên biết kiểm soát tâm tính của bản thân, phát huy những cái tốt và tìm ra điểm dừng, giới hạn của những cái xấu. Ở đời, muốn vạn sự hanh thông, phúc khí dồi dào thì nhất định phải từ bỏ 4 tật xấu này:

Tham lam

Người xưa từng nói: "Lòng tham giống như lửa, nếu không được kiềm chế sẽ thiêu rụi cả thảo nguyên; dụ‌ּc vọn‌ּg tựa như nước, nếu không kiểm soát được sẽ dâng lên cuồn cuộn ngất trời, phá hủy mọi thứ".

Thực tế, con người chạy theo chữ "lợi" vốn không sai, nhưng nếu quá tham lam thì lại đang tự hại chính mình. Lòng tham của con người là một tai họa, nếu không cẩn thận sẽ bị thân bại danh liệt, tài sản tiêu tán. Sống ở đời, càng tham lam, càng dễ đánh mất chính mình, điều này sẽ khiến nhiều người lầm đường lạc lối, thậm chí đi đến đường cùng, không thể quay đầu lại.

Có câu: "Người chết vì tiền, chim chết vì thức ăn". Vốn dĩ tiền bạc chỉ là vật ngoài thân, sinh không tự đến, chết cũng chẳng mang đi được. Làm người, không nên tham lam những thứ không thuộc về mình. Thế giới này vốn dĩ công bằng, bạn lấy được bao nhiêu thì phải trả bấy nhiêu. Vì vậy, đừng để bản thân rơi vào cái bẫy của sự tham lam rồi làm phúc khí tiêu tan, bị cái xấu nó nhấn chìm, vĩnh viễn không tìm ra lối thoát.

Tham lam và toan tính quá nhiều sẽ khiến cuộc sống chúng ta luôn mệt mỏi. Hãy dũng cảm buông bỏ những gì cần bỏ, thản nhiên đối mặt với tất cả, có như vậy bạn mới cảm thấy an nhiên, tự tại.

Khoe khoang khoác lác

Người thích khoe khoang sự thông minh chính là người thấp kém, hay dùng ngôn từ hoa mỹ nhưng lại là người kém phúc phận.

Người hay khoe khoang mình thông minh thường so sánh bản thân với người khác, để thể hiện mình tài trí hơn người, từ đó muốn người khác phải nghe theo.

Chúng ta đều biết đến yếu tố quyết định tài năng của một người, ngoài nỗ lực của bản thân còn phụ thuộc vào thiên phú. Chẳng hạn ông trời ban cho bạn tài năng văn chương là muốn bạn đem tài năng đó phục vụ công chúng, chứ không phải để bạn khoe khoang.

Những tài năng mà bạn có được, hãy không ngừng tu dưỡng, nâng cao để phục vụ mọi người, biến mình thành người có tri thức, có tấm lòng yêu thương nhân loại. Có như thế, tài năng của bạn mới được trọng dụng.

Một người nói chuyện rất hay, tài văn chương cũng nổi bật, nhưng nếu không có hành động thực tế thì người này cũng chỉ là nói lý thuyết suông mà thôi.

cay nghiệt

Người phúc mỏng thường nói những lời cay nghiệt. Họ đối xử với mọi người vô cùng vô tâm, nghiêm khắc quá mức, vì thế mà phúc khí ngày càng ít.

Đối với người cay nghiệt, rất ít việc gì có thể khiến họ vừa lòng, cũng khó có ai khiến vừa lòng. Người cay nghiệt luôn cầu toàn, dùng tiêu chuẩn hoàn hảo để yêu cầu người khác. Một khi cảm thấy tiêu chuẩn của người khác cách biệt với mình, họ liền cảm thấy như cái gai ở trong mắt.

Trên đời này không có ai là hoàn mỹ, mà nếu có người hoàn hảo thì cũng khó mà tồn tại lâu. Người cay nghiệt nói lời cũng rất chua ngoa, hay phê bình người khác, không dùng tình cảm để đối đãi, không cho người khác chút thể diện, thường khiến đối phương bị bẽ mặt.

Ngoài ra, người cay nghiệt còn luôn xem mình là trung tâm, không biết nghĩ cho người khác. Trên đời này, nếu bạn không biết suy nghĩ cho người khác, không thể làm gì cho người khác, thì sao có thể đòi hỏi người khác nghĩ cho mình? Nếu vậy, người thân, bạn bè bên cạnh mình rồi sẽ bỏ đi hết, phúc khí cũng theo đó ra đi.

Kiêu ngạo

Ngạo mạn là một trở ngại rất lớn đối với con người mà nguồn cơn đến từ sự so bì, phân biệt. Bắt đầu từ việc so sánh bản thân với người khác đã tạo nên sự ngạo mạn trong nội tâm mỗi người. Những người có tính kiêu ngạo đi đến đâu cũng muốn được người khác công nhận và tán thưởng. Họ phớt lờ thành quả hay nỗ lực của người khác, không muốn tiếp thu ý kiến của người khác mà chỉ tập trung vào bản thân và lại càng không thể chấp nhận chuyện người khác mạnh hơn, giỏi hơn mình.

Có câu: "Kiêu ngạo tự mãn là một trong những cái bẫy đáng sợ nhất của con người, hơn nữa, cái bẫy này còn do chính chúng ta tạo nên". Những người kiêu ngạo luôn không nhìn thấy khuyết điểm của bản thân, vì thế nên bỏ qua cơ hội được hoàn thiện chính mình. Hầu hết, người kiêu ngạo thường rơi vào cái bẫy tự hủy hoại mình mà không hay, cho tới khi thất bại thảm hại rồi họ mới chợt tỉnh ngộ nhưng lúc đấy mọi chuyện đã quá muộn.

Làm người, nhiều lúc chúng ta cần phải đặt cái tôi của mình xuống để nhìn nhận mọi thứ ở góc độ đa chiều. Có như vậy, chúng ta mới tiết chế được tính kiêu ngạo của mình và không đánh mất phúc khí mà mình có.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật