Thủ tướng: Bộ Công Thương cần tính thấu đáo về giá điện

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thủ tướng yêu cầu ngành công thương trong mọi điều kiện phải bảo đảm nguồn cung xăng dầu, bảo đảm cung cấp điện an toàn cho sản xuất.
Thủ tướng: Bộ Công Thương cần tính thấu đáo về giá điện
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại hội nghị sáng 3-2. Ảnh: VGP

Ngày 3-2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy sản xuất tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2023 do Bộ Công Thương tổ chức.

Phải bảo đảm đủ điện, xăng với giá hợp lý

Tại hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh và dành nhiều thời gian phân tích năm vấn đề liên quan tới điện gồm nguồn điện, tải điện, phân phối điện, sử dụng điện và giá điện. Trong đó, nguồn điện phải sử dụng tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của đất nước, trong đó có tiềm năng điện gió, điện mặt trời.

Tải điện phải tránh tình trạng xây dựng nguồn ồ ạt nhưng không có tải. Phân phối điện phù hợp với điều kiện đất nước và từng khu vực. Sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm. Giá điện phù hợp với nền kinh tế và thu nhập của người dân.

Thủ tướng lưu ý giá điện của nước ta không thể giống nước phát triển, giá quá cao thì người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế không chịu được. Từ đó, Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương phải suy nghĩ thấu đáo vấn đề này theo tinh thần lợi ích hài hòa, khó khăn và rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân; cân bằng, hài hòa, hợp lý giữa lạm phát và tăng trưởng.

Thủ tướng rất hoan nghênh Bộ Công Thương mới đây đã ban hành Thông tư 15. Thủ tướng cho biết sẵn sàng ngồi đối thoại với các bên mua bán điện song giá điện bàn cho hợp lý.

Cùng với đó, Bộ Công Thương cần phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành điện, dầu khí, than… Phát huy kinh nghiệm xử lý hiệu quả đối với những khó khăn, vướng mắc kéo dài đối với dự án các nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Sông Hậu 1 và đã đưa các dự án này vào vận hành. Bộ Công Thương cần tiếp tục nghiên cứu xử lý các vướng mắc đối với dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1, dự án Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2...

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương bảo đảm đủ nguồn cung xăng dầu (sản xuất trong nước và nhập khẩu), bảo đảm không bị thiếu hụt xăng dầu trong mọi tình huống. Sớm nghiên cứu đề xuất sửa đổi Nghị định 95/2021/NĐ-CP của Chính phủ với tinh thần bớt khâu trung gian, giảm thủ tục trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, tăng cường kiểm tra, giám sát.

Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương phải suy nghĩ thấu đáo vấn đề giá điện theo tinh thần lợi ích hài hòa, khó khăn và rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho hay tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu trong tháng 1 đều giảm so với tháng trước và cùng kỳ năm trước; đơn hàng giảm.

Ở trong nước, sức mua mặc dù đã khôi phục nhưng vẫn còn yếu, chưa kíc‌h thí‌ch sản xuất, đầu tư và tiêu dùng.

Ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, nhận định: Sụt giảm của nhu cầu thế giới chính là yếu tố khó khăn và thách thức lớn cho xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2023.

Cạnh đó, tác động từ mở cửa nền kinh tế sau kiểm soát dịch COVID-19 của Trung Quốc có thể làm hàng hóa Việt Nam phải gặp cạnh tranh nhiều hơn tại các thị trường xuất khẩu.

Về vấn đề này, Thủ tướng yêu cầu ngành công thương thực hiện đồng bộ các giải pháp để phục hồi và phát triển sản xuất với trọng tâm là tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy cả phía cung và phía cầu, chú trọng phát triển công nghiệp nền tảng gắn với các chính sách, giải pháp hỗ trợ thiết thực, hiệu quả nhằm tham gia sâu và có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Ngành công thương cũng cần có giải pháp để tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết. Đồng thời mở rộng thị trường sang khu vực Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ, Nam Á, châu Phi, tăng cường đa dạng hóa các chuỗi cung ứng. Khẩn trương đàm phán, ký kết FTA với Israel. Tận dụng tốt cơ hội Trung Quốc mở cửa sau khi kiểm soát được dịch bệnh.

Thủ tướng cũng yêu cầu ngành công thương đẩy mạnh sức mua trong nước, thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, đẩy mạnh phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử để mở rộng tiêu dùng nội địa, phát triển thương hiệu hàng Việt Nam...

“Làm tốt hơn nữa công tác thị trường, bao gồm cả dự báo, cân đối cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu, theo dõi sát diễn biến để điều hành phù hợp, hiệu quả, không để đứt gãy, bảo đảm nguồn cung. Tạo thuận lợi hóa thương mại, phối hợp với các bộ, ngành giảm chi phí dịch vụ logistics để nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại” - Thủ tướng nêu.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật