Trung ương, Quốc hội họp bất thường, quyết định tăng lương và những sự kiện đáng chú ý khác năm 2022

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong số những sự kiện đáng chú ý của năm 2022 là lần đầu tiên Quốc hội đã tiến hành kỳ họp bất thường vào tháng 1/2022. Đến tháng 6/2022, Ban Chấp hành Trung ương cũng có hội nghị bất thường để kỷ luật cán bộ.
Trung ương, Quốc hội họp bất thường, quyết định tăng lương và những sự kiện đáng chú ý khác năm 2022
Tháng 6/2022, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp bất thường để kỷ luận cán bộ. Ảnh TTXVN

Ban chấp hành Trung ương Đảng họp bất thường để kỷ luật cán bộ

Chiều ngày 6/6/2022, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp bất thường để thi hành kỷ luật cán bộ. Cụ thể Trung ương đã khai trừ khỏi Đảng ông Chu Ngọc Anh (lúc đó đang là Chủ tịch UBND TP Hà Nội) và ông Nguyễn Thanh Long (lúc đó đang là Bộ trưởng Bộ Y tế).

Ngay sau đó một ngày, Quốc hội (đang họp kỳ thứ 3) tiến hành phê chuẩn cách chức Bộ trưởng Bộ Y tế và bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với ông Nguyễn Thanh Long.

Ngay sau đó, cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long để điều tra về những sai phạm liên quan vụ Việt Á.

Quốc hội họp kỳ bất thường lần thứ nhất

Ngay những ngày đầu tháng 1/2022, Quốc hội khóa XV đã tiến hành kỳ họp bất thường lần thứ nhất.

Sau 4,5 ngày làm việc, kỳ họp bất thường lần thứ nhất đã bế mạc. Trong phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội cho biết, kỳ họp bất thường lần thứ nhất với nhiều nội dung hết sức quan trọng không chỉ cho năm 2022 mà cả giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo.

Đầu năm 2022, Quốc hội họp kỳ bất thường lần thứ nhất để quyết định nhiều vấn đề cấp bách. Ảnh quochoi.vn

Trước tác động từ đại dịch Covid-19 trong 2 năm qua, ảnh hưởng mọi mặt của kinh tế -xã hội, Quốc hội cần phải có các quyết sách kịp thời nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về kinh tế, xã hội, tài chính, ngân sách để hỗ trợ cho Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của đất nước, của doanh nghiệp, sinh kế và đời sống của Nhân dân…

Theo Chủ tịch Quốc hội, việc tổ chức thành công kỳ họp bất thường lần thứ nhất đã tạo nên bài học quý để những kỳ họp "bất thường" trở thành hoạt động "bình thường" của Quốc hội nhằm đáp ứng kịp thời đòi hỏi cấp bách của thực tiễn.

Vẫn theo Chủ tịch Quốc hội, hàm ý đặt tên kỳ họp bất thường lần thứ nhất là có thể có lần 2, lần 3 để xem xét những vấn đề bức xúc, quan trọng hoặc chuyên đề xây dựng luật, pháp lệnh.

Tới đây, vào tháng 1/2023, Quốc hội sẽ tiến hành kỳ họp bất thường lần thứ hai để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng, trong đó có công tác nhân sự.

Khống chế hiệu quả đại dịch Covid-19

Đây được coi là thành công ấn tượng nhất trong năm 2022 của toàn dân và hệ thống chính trị nói chung, ngành Y nói riêng. Trên cơ sở đó, chúng ta đã khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới.

Việt Nam khống chế đại dịch Covid -19 hiệu quả được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Ảnh Đ.X

Kinh tế tăng trưởng ấn tượng trong bối cảnh trong bối cảnh thế giới nhiều biến động

Nhìn lại năm 2022, bất chấp tình hình thế giới và trong nước biến động, Việt Nam dự kiến đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội Quốc hội giao trong năm 2022.

Trong đó, Chính phủ dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng đạt 8%, vượt chỉ tiêu 6-6,5% được giao. Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực và là thành tựu ấn tượng.

Trong bối cảnh khó khăn nhưng kinh tế Việt Nam vẫn có tăng trưởng ấn tượng. Ảnh VTV

Quốc hội quyết định việc tăng lương cơ sở

Tại kỳ họp thứ 4 (tháng 11/2022), Quốc hội đã quyết định tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức từ 1.490.000 đồng lên mức 1.800.000 đồng/tháng, bắt đầu thực hiện từ 1/7/2023. Như vậy sau 2 năm "lỡ hẹn", việc Quốc hội quyết định tăng mức lương cơ sở sẽ giúp tăng đáng kể thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức mà còn tăng mức đóng bảo hiểm y tế, mức trợ cấp bảo hiểm xã hội,…

Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã quyết định tăng mức lương cơ sở. Ảnh quochoi.vn

Lần đầu tiên tổ chức Ngày Chuyển đổi số quốc gia

Ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 505/QĐ-TTg về Ngày Chuyển đổi số quốc gia, lấy ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia.

Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Đ.X

Năm 2022 là năm đầu tiên tổ chức Ngày Chuyển đổi số quốc gia và hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm nay, Bộ Thông tin và Truyền thông phát động Chương trình "Tháng 10 - Tháng tiêu dùng số" hướng tới mục tiêu để người dân được thụ hưởng những lợi ích của chuyển đổi số, để doanh nghiệp công nghệ số được tiếp cận với đông đảo khách hàng tiềm năng.

Lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cả 63 tỉnh, thành

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá XIII và Quy định số 67-QĐ/TW, ngày 02/6/2022 của Ban Bí thư. Trong năm 2022, 63/63 Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của các tỉnh, thành phố đã được thành lập và đi vào hoạt động.

Việc lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh sẽ giúp cho công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục có những chuyển biến tích cực, "trên nóng, dưới cũng nóng".

Cho 3 cán bộ thôi Ban Chấp hành Trung ương

Tại hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương đã tiến hành xem xét, quyết định để cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII theo chủ trương của Bộ Chính trị tại Quy định số 41-QĐ/TW, ngày 3/11/2021 về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ và Thông báo số 20-TB/TW, ngày 8/9/2022 về bố trí công tác đối với cán bộ sau khi bị kỷ luật, đối với các ông Ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Thành Phong, Huỳnh Tấn Việt, Bùi Nhật Quang.

Thời gian sau đó nhiều cán bộ lãnh đạo ở bộ, ngành, đặc biệt là ở các địa phương khi vi phạm khuyết điểm bị kỷ luật, uy tín giảm sút cũng được cho thôi chức vụ hoặc cho nghỉ hưu sớm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật