Mỹ bị bất ngờ khi Nga nhận “món quà hậu hĩnh” từ 20 quốc gia

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
’Món quà hậu hĩnh’ dành cho Nga từ 20 quốc gia đã khiến Mỹ và các đồng minh phương Tây cảm thấy vô cùng bất ngờ.
Mỹ bị bất ngờ khi Nga nhận “món quà hậu hĩnh” từ 20 quốc gia
Một món quà hậu hĩnh từ 20 quốc gia trên thế giới đã được gửi tới Nga trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt đang ngày càng siết chặt Moskva, đây là điều bất ngờ đối với Mỹ cũng như cá

Kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine bùng nổ, Mỹ đã làm việc với các đồng minh của mình để áp đặt những biện pháp trừng phạt trên diện rộng đối với Nga, với ý định cô lập và làm suy yếu nước này về mặt chính trị cũng như kinh tế.

Tất cả các phương tiện đều được sử dụng, ngay cả những bước đi chưa từng có tiền lệ như việc đưa ra mức giá trần đối với dầu mỏ của Nga hay cấm vận chuyển dầu của nước này theo đường biển.

Theo các chuyên gia Trung Quốc đến từ ấn phẩm Sohu, trong tình hình căng thẳng như vậy, khá bất ngờ đối với phương Tây, Nga đã nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ rất nhiều các quốc gia thân thiện.

“Ngay lập tức, 20 quốc gia đã gửi những món quà hào phóng tới Nga, điều này đe dọa làm vô hiệu hóa những biện pháp trừng phạt khắc nghiệt của phương Tây”, các nhà phân tích của ấn bản tiếng Trung nhấn mạnh.

Theo tờ Sohu, Mỹ đang đặt cược lớn vào việc hạn chế giá dầu của Nga, họ kêu gọi các đối tác ủng hộ việc đưa ra mức giá trần, điều này sẽ làm giảm doanh thu của Moskva từ việc bán các sản phẩm năng lượng.

Tuy nhiên có những rủi ro lớn khiến kế hoạch này nguy cơ không thực hiện được. Thực tế là hơn hai chục quốc gia đã tỏ ý không sẵn lòng ủng hộ sáng kiến của Mỹ. Trong số đó có những nước như Ấn Độ và Trung Quốc, hiện là nhà nhập khẩu chính các nguồn năng lượng của Nga.

“Điều mà Nhà Trắng không mong đợi là các nước như Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ từ chối tham gia vào ý tưởng của họ”, các nhà quan sát của tờ Sohu cho biết.

Rất thú vị là trong số những quốc gia bác bỏ kế hoạch của Mỹ, có những đất nước được coi là đối tác quan trọng của Washington. Theo các nhà báo Trung Quốc, Nhà Trắng rất tức giận vì thái độ này đối với sáng kiến của họ.

Hơn nữa ngay cả tại các nước EU, cuộc thảo luận về trần giá nhiên liệu từ Liên bang Nga đã gây ra cuộc tranh luận sôi nổi đến mức người ta nghi ngờ về tính khả thi của việc áp dụng nó. Nhưng cuối cùng, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, biện pháp này vẫn được thống nhất.

Điều này tạo tiền đề cho việc Mỹ và phương Tây áp dụng lệnh cấm vận kinh tế đối với cả những quốc gia nằm ngoài khối không chấp nhận biện pháp áp trần giá dầu đối với Nga, kể cả Trung Quốc hay Ấn Độ.

Cần lưu ý thêm, sự ủng hộ được những quốc gia thân thiện với Nga đưa ra chỉ là trên lời nói, chưa có gì đảm bảo họ sẽ vẫn giữ quan điểm trên khi buộc phải lựa chọn lợi ích của hợp tác kinh tế với Moskva và phương Tây.

Đơn cử như Ấn Độ, mặc dù vẫn ủng hộ Nga nhưng khối lượng nhập khẩu dầu của nước này chỉ còn 40% so với hồi đầu năm 2022, đáng chú ý là Mỹ mới chỉ đưa ra một số lời cảnh báo và chưa áp dụng biện pháp trừng phạt nào.

Bên cạnh đó, chưa cần chính sách giới hạn giá năng lượng có hiệu lực, thực tế Nga vẫn đang phải bán dầu mỏ cho một số nước với chiết khấu lên tới trên 30%, tức là thấp hơn cả giá trần phương Tây đưa ra.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật