Vụ án tại dự án bất động sản 1.250 tỉ đồng: Cựu lãnh đạo Khánh Hòa sai phạm gì?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các ông Nguyễn Chiến Thắng - cựu chủ tịch UBND tỉnh, Đào Công Thiên - cựu phó chủ tịch UBND tỉnh, Võ Tấn Thái - cựu giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Khánh Hòa - bị đề nghị truy tố tội “vi phạm các quy định về quản lý đất đai“.
Vụ án tại dự án bất động sản 1.250 tỉ đồng: Cựu lãnh đạo Khánh Hòa sai phạm gì?
Khu đất 28E Trần Phú (phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang) nhìn từ trên cao - Ảnh: MẠNH NGUYỄN

Ngày 6-7, nguồn tin của Báo Online cho biết Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã có kết luận điều tra, đề nghị viện KSND cùng cấp truy tố các ông Thắng, Thiên và Thái do có sai phạm trong quá trình thu hồi, giải phóng mặt bằng, giao đất để thực hiện dự án Nha Trang Golden Gate tại địa chỉ 28E Trần Phú (phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang). Đây là dự án do Công ty TNHH Đỉnh Vàng Nha Trang (Công ty Đỉnh Vàng) đầu tư với tổng mức đầu tư 1.250 tỉ đồng.

Sai phạm hàng loạt

Theo kết luận điều tra, ngày 2-1-2013, Công ty TNHH Đỉnh Vàng Nha Trang gởi văn bản cho UBND tỉnh Khánh Hòa xin thỏa thuận địa điểm đầu tư khách sạn, căn hộ du lịch cao cấp tại số 28E đường Trần Phú, Nha Trang tại khu đất hơn 14.000m2 do Công ty CP Điện lực Khánh Hòa quản lý, sử dụng.

Tiếp đó, ngày 3-3-2014, công ty này xin mở rộng diện tích đầu tư dự án sang khu đất liền kề có diện tích hơn 6.000m2 (cũng ở 28E Trần Phú) do Trung tâm điều dưỡng Tổng công ty Điện lực Miền Trung thuê trả tiền hằng năm (đến năm 2019 mới hết hạn thuê).

Ngày 31-12-2014, UBND tỉnh thu hồi 2 thửa đất thuộc khu đất 28E Trần Phú với tổng diện tích hơn 20.112m2 để thực hiện dự án đã nêu của Công ty Đỉnh Vàng; giao Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Khánh Hòa quản lý chặt chẽ khu đất và bàn giao cho chủ đầu tư khi có quyết định giao, cho thuê đất, đồng thời phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư.

Tuy đề xuất của Công ty Đỉnh Vàng và các văn bản trước đó của UBND tỉnh Khánh Hòa đều thể hiện chủ trương, quyết định theo hướng chủ đầu tư làm việc với người sử dụng đất để thống nhất phương án bồi thường hỗ trợ nhưng sau đó UBND tỉnh lại thực hiện quy trình thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, ấn định mức bồi thường, hỗ trợ cho 2 đơn vị bị thu hồi đất.

Công ty CP Điện lực Khánh Hòa nhận hơn 16 tỉ đồng và Tổng công ty Điện lực Miền Trung nhận 12 tỉ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ căn cứ trên các quyết định của cơ quan nhà nước và do cơ quan nhà nước chi trả vào tài khoản của công ty. Số tiền trên do Công ty Đỉnh Vàng nộp cho Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Nha Trang và Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Khánh Hòa để trả cho 2 đơn vị; chủ đầu tư không được khấu trừ số tiền này vào tiền thuê đất, sử dụng đất. 

Kết luận điều tra nêu đây là việc không được Pháp Luật quy định.

Mặt tiền khu đất 28E Trần Phú (TP Nha Trang, Khánh Hòa), nơi được cho làm dự án Nha Trang Golden Gate - Ảnh: DUY THANH

Tiếp đó, ngày 4-5-2015, Công ty Đỉnh Vàng xin điều chỉnh dự án thành dự án Nha Trang Golden Gate, tổng diện tích 20.330m2, xây dựng tổ hợp khách sạn, thương mại, căn hộ cao cấp và khu căn hộ có nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê hoặc cho thuê mua, và được UBND tỉnh Khánh Hòa đồng ý chủ trương. 

Kết luận điều tra nêu khi dự án trở thành loại dự án xây dựng nhà ở, UBND tỉnh Khánh Hòa đã không áp dụng các quy định về nhà ở, không tổ chức lựa chọn chủ đầu tư dự án thông qua đấu giá, đấu thầu là trái quy định Pháp Luật.

Chưa hết, dự án có quy mô 2.500 căn, là thuộc diện phải xin ý kiến và phải được sự chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ trước khi thực hiện lựa chọn chủ đầu tư dự án, nhưng UBND tỉnh Khánh Hòa không thực hiện.

Từng cá nhân sai phạm gì?

Theo kết luận điều tra, ông Nguyễn Chiến Thắng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh ngày 24-6-2015 cho Công ty Đỉnh Vàng, ký văn bản ngày 7-10-2015 thỏa thuận phương án kiến trúc quy hoạch đối với dự án Nha Trang Golden Gate là hành vi lạm quyền. 

Việc này đã biến một dự án chưa được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư trở thành một dự án được công nhận, được thỏa thuận phương án kiến trúc; công ty chưa được lựa chọn chủ đầu tư theo quy định Pháp Luật nhà ở thành chủ đầu tư của dự án nhà ở dẫn đến việc giao đất, cho thuê đất không đúng căn cứ, không đúng đối tượng, không đúng hình thức, trái Pháp Luật. Giá trị quyền sử dụng đất được xác định tại thời điểm tháng 2-2016 là hơn 55,4 tỉ đồng.

Ông Đào Công Thiên ký quyết định giao đất, cho thuê đất ngày 16-2-2014 trái Pháp Luật đất đai. Cụ thể là đã giao, cho thuê đất mà không đấu giá hoặc không đấu thầu dự án có sử dụng đất.

Ông Võ Tấn Thái, khi là giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư đã ký các tờ trình tham mưu cho UBND tỉnh chỉ định nhà đầu tư dự án mà lẽ ra phải tổ chức đấu thầu dự án có sử dụng đất dẫn đến việc giao đất, cho thuê đất không đúng đối tượng, không đúng hình thức.

Còn với vai trò là giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường sau đó, ông Thái đã ký các văn bản tham mưu cho UBND tỉnh giao đất, cho thuê đất trái quy định Pháp Luật. Hậu quả dẫn đến việc bỏ qua áp dụng Pháp Luật nhà ở, giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại không đúng đối tượng, không đúng hình thức.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật