Châu Phi đối phó với những “điểm nóng” khủ‌ng b‌ố

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Châu Phi thời gian gần đây đang có những tín hiệu tích cực trong chống khủ‌ng b‌ố. Đáng chú ý là những phát triển mới nhất trong các chiến dịch chống khủ‌ng b‌ố ở Tây Phi và sự hỗ trợ của phương Tây ở quốc gia Đông Phi Somalia.
Châu Phi đối phó với những “điểm nóng” khủ‌ng b‌ố
Binh sĩ Nigeria kiểm tra số vũ khí thu giữ từ phiến quân Boko Haram tại Goniri, bang Yobe. Ảnh: AFP

Tại Tây Phi thời gian gần đây, lực lượng đặc nhiệm đa quốc gia (MNJTF) đang đẩy mạnh các hoạt động an ninh chống khủ‌ng b‌ố với điểm nhấn quan trọng là triển khai 30 cuộc càn quét khủ‌ng b‌ố trong những tuần gần đây, tiêu diệt ít nhất 300 tay súng của nhóm phiến quân Boko Haram ở các khu vực ven hồ Chad. MNJTF đánh giá, hoạt động của các tay súng khủ‌ng b‌ố đang phụ thuộc rất nhiều vào các thiết bị nổ tự chế (IED).

Xác định yếu điểm này, lực lượng an ninh đã triển khai các biện pháp đối phó cần thiết mang hiệu quả cao, trong đó, khoảng 4 cơ sở sản xuất IED mới bị lực lượng an ninh phá hủy.

Cũng theo MNJTF, một trong những điểm nhấn quan trọng khác trong nỗ lực tái thiết lập trật tự, an ninh tại khu vực là việc buộc hơn 52.000 phiến quân và thân nhân của các đối tượng này đầu hàng tại các khu vực mà lực lượng đa quốc gia triển khai chiến dịch. Đối với thương vong của lực lượng an ninh trong chuỗi chiến dịch gần đây, MNJTF công bố, có ít nhất 6 binh sĩ và 1 thành viên của lực lượng đặc nhiệm đa quốc gia đã thiệt mạng.

Theo giới quan sát an ninh khu vực, MNJTF đã triển khai quân sự mạnh mẽ ở khu vực Tây Phi gồm Cameroon, Chad, Niger, Nigeria và Benin với sứ mệnh hàng đầu là diệt trừ sự phát triển của Boko Haram và tàn dư đang trỗi dậy của tổ chức khủ‌ng b‌ố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng chi nhánh Tây Phi (ISWAP). Boko Haram và ISWAP đang là những mối đe dọa ngày càng lớn đối với khu vực hồ Chad và có thể lan rộng khắp châu lục.

Cũng tại châu Phi, Somalia những ngày qua đang trở thành một tâm điểm trong bức tranh an ninh của khu vực, khi cựu Tổng thống Hassan Sheikh Mohamud (giai đoạn 2012-2017) vừa đắc cử, trở lại nắm quyền điều hành đất nước. Khởi động cho nhiệm kỳ thứ 2, ông Hassan mang tới nhiều cam kết tái thiết lập hòa bình và hòa giải dân tộc cho đất nước Đông Phi đang ngày càng kiệt quệ vì B.L, chia rẽ.

Theo giới quan sát, Somalia đang phải đối mặt với thách thức bậc nhất là cuộc nổi dậy lớn của phong trào al-Shabab và việc đạt được hòa bình sau nhiều thập kỷ B.L là một trong những mục tiêu rõ ràng của tân tổng thống - người được đánh giá có xu hướng thỏa hiệp, đối thoại cởi mở vì hòa bình.

Tuy nhiên, cảm xúc của người dân Somalia khi có tổng thống mới vẫn khá mơ hồ vì niềm tin chưa được tạo dựng thực chất. Một số học giả chính trị châu Phi cùng chung nhận định, năm 2012, khi ông Hassan đắc cử từng dấy lên hy vọng rất lớn về sự ổn định cho quốc gia bị bao vây bởi các lực lượng Hồi giáo cực đoan. Trên thực tế, những bê bối tham nhũng và bất ổn chính trị trong thời kỳ này vẫn là những vết nhơ chưa thể xóa mờ trong tâm thức của dư luận Somalia. Trong khi đó, các nỗ lực quân sự nhiều năm qua liên tục cho thấy sự thất bại.

Ở góc độ lạc quan, giới quan sát chỉ ra rằng, trước mắt, chính quyền tổng thống mới của Somalia sẽ giúp đất nước nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn của cộng đồng quốc tế, bởi hầu hết các quốc gia đối tác của Somalia đều cho thấy sự ủng hộ đối với việc ông Hassan đắc cử.

Điển hình là đầu tuần này, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh tái lập sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Somalia để giúp chính quyền địa phương chống lại al-Shabab. Động thái của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đảo ngược mệnh lệnh của người tiền nhiệm Donald Trump.

Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là phương Tây mới đây cũng gợi mở nhiều động thái cho thấy sự sẵn sàng hỗ trợ Somalia giải quyết các cuộc khủng hoảng mà xuất phát từ bất ổn an ninh. Trong đó, người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell mới đây đã thúc giục tân Tổng thống Hassan cùng chính quyền của ông nhanh chóng thực hiện nỗ lực hòa giải nghiêm túc đối với những chia rẽ trong nội bộ đất nước và cải cách về an ninh, kinh tế, chính trị.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật