Đàm phán không đột phá, Nga đổ lỗi cho Mỹ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Điện Kremlin hôm 27/1 nói Mỹ không xem xét những lo ngại an ninh chính đáng của Moscow về vấn đề Ukraine, nhưng hai bên vẫn để ngỏ khả năng tái đàm phán trong tương lai.
Đàm phán không đột phá, Nga đổ lỗi cho Mỹ
Xe tăng T-72B3 của Nga trong cuộc tập trận ngày 12/1. Ảnh: NBC News

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói Nga cần thời gian xem xét và không vội đưa ra kết luận. Trong khi Mỹ và NATO cho rằng những yêu cầu của Moscow là không thể chấp nhận, khiến đàm phán không có nhiều dấu hiệu tích cực, theo Reuters.

"Dựa trên những gì các đồng nghiệp (từ Mỹ và NATO) đã nói hôm 26/1, rõ ràng chúng tôi đã đặt những yêu cầu của Nga vào dự thảo. Chúng tôi không thể nói rằng lập trường phía Nga đã được xem xét, nhưng sẽ không vội vàng đưa ra các đánh giá của mình", ông Peskov nói.

Ông Peskov bình luận như trên, sau khi Mỹ và NATO hôm 26/1 (giờ địa phương) gửi phản hồi bằng văn bản trước các yêu cầu của Nga.

Phản ứng từ Điện Kremlin cho thấy Nga vẫn không hoàn toàn đóng lại cánh cửa ngoại giao. Washington cho biết họ và đồng minh hy vọng Moscow sẽ xem xét các đề nghị và quay trở lại bàn đàm phán.

Bộ Ngoại giao Nga cho biết cách tốt nhất để xuống thang căng thẳng là NATO phải rút binh lính ra khỏi Đông Âu, cũng như cam kết không cho Ukraine gia nhập.

Sau nhiều tuần đối thoại những chưa có nhiều bước đột phá, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đồng ý điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy về "hành động chung trong tương lai" và thảo luận những phương án hỗ trợ tài chính.

Trung Quốc cũng đưa ra thông báo với Mỹ rằng họ muốn các bên liên quan đến vấn đề Ukraine giữ bình tĩnh, "không làm những gì kích động căng thẳng và thổi phồng thêm cuộc khủng hoảng".

"Chúng tôi kêu gọi Bắc Kinh sử dụng ảnh hưởng của mình với Moscow để thúc đẩy ngoại giao. Nếu có cuộc xung đột ở Ukraine, nó cũng không có lợi cho Trung Quốc", Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói.

Ông Putin, sau nhiều tuần giữ im lặng về cuộc khủng hoảng ở Ukraine, cảnh báo sẽ có "phản ứng kỹ thuật quân sự" nếu các yêu cầu của Nga bị bác bỏ.

Các nhà nghiên cứu quốc phòng cho biết điều này có thể liên quan đến việc Moscow triển khai hệ thống tên lửa.

Một quan chức Bộ Ngoại giao Nga nói rằng Mỹ đang chuẩn bị triển khai hệ thống tên lửa tầm ngắn và tầm trung đặt tại châu Âu và Châu Á - Thái Bình Dương.

Ông Biden từng tuyên bố Mỹ sẽ không gửi binh lính và quân đội đồng minh đến Ukraine chống lại Nga, nhưng NATO cho biết họ đã cử lực lượng đến tăng cường cho các nước ở Đông Âu với nhiều tàu và máy bay chiến đấu.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật