Dù được đầu tư kinh phí lớn song không ít phim để lọt sạn khi phát sóng.

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Không khó để có thể phát hiện ra những lỗi sai sơ đẳng trong hàng loạt các bộ phim từ cổ trang Trung Quốc khiến khán giả từ ngơ ngác đến ngỡ ngàng.
Dù được đầu tư kinh phí lớn song không ít phim để lọt sạn khi phát sóng.
Ảnh minh họa

Được mệnh danh là “bom tấn cổ trang” nhưng “Hộc Châu Phu Nhân” của Dương Mịch lại bị chê nhiều về phần kỹ xảo. Chẳng những lạ‌m dụn‌g slow-motion, chú trọng tới thẩm mỹ mà quên đi yếu tố thực chiến trong các chiêu thức võ công, ê-kíp của phim còn tự “xử lý” đường bay của mũi tên, khiến khán giả không khỏi tròn mắt.

Bên cạnh đó, tạo hình giả trai của Hải Thị (Dương Mịch) cũng gây tranh cãi: Vừa đeo mi giả vừa tô son hồng như muốn hô lên cho mọi người đều biết mình là con gái.

Một lỗi khác dễ thấy trong các phim truyền hình Trung Quốc là việc sử dụng nghệ sĩ đóng thế, tuy nhiên khâu hậu kỳ cắt ghép không cẩn thận và để lộ khuôn mặt của họ. Trong ảnh là người đóng thế tài tử La Vân Hi trong phim “Nguyệt Thượng Trùng Hỏa”.

Ở một cảnh quay khác, diễn viên vào vai người lái đò chỉ chèo cho có lệ.

Cảnh cưỡi ngựa trong phim truyền hình không còn xa lạ với khán giả. Đôi khi, để diễn viên được an toàn, đoàn phim sẽ cho họ cưỡi ngựa giả. Nhưng như ê-kíp phim “Gia Nam Truyện” zoom cận cảnh vào chú ngựa đạo cụ, để lộ đôi mắt màu cam kẻ eye-liner thì là lần đầu tiên khán giả nhìn thấy.

Trong “Tân Tuyệt Đại Song Kiêu”, nữ diễn viên phải dùng răng giữ chặt khăn lụa để tránh... chiếc khăn không bị rơi xuống. Biểu cảm khổ sở, chịu trận quay nhìn nam chính thật khiến cho khán giả không biết nói gì.

Bộ phim “Trạch Thiên Ký” từng làm mưa làm gió màn ảnh nhỏ tuy nhiên vẫn có những hạt sạn khiến khán giả khó chịu. Trong đó cảnh Trường Sinh (Lộc Hàm) được cho uống thuốc giải khiến khán giả bật ngửa. Cho một người đang nửa tỉnh nửa mê nuốt một viên thuốc khổng lồ như vậy vẫn được?

Hay một cảnh quay khác, việc dùng cá viên làm tiên đan khiến chính diễn viên cũng cảm thấy nghi ngờ.

Trong “Tân Tiếu Ngạo giang hồ”, tấm kim bài mà Lệnh Hồ Xung đưa cho tiểu nhị chính là kẹo socola đồng tiền quen thuộc.

Vương Trùng Dương (Nghiêm Khoan) trong “Tân Thần Điêu Đại Hiệp” đeo cả đồng hồ lên poster. Sau khi phát hiện sai sót, ê-kíp phim đã nhanh chóng chỉnh sửa lại, tuy nhiên tấm ảnh sư tổ phái Toàn Chân xài đồng hồ xịn vẫn được dân mạng chia sẻ một cách hào hứng.

“Thiên Cổ Quyết Trần” của Châu Đông Vũ và Hứa Khải gây tranh cãi khi lên sóng. Bộ phim không đạt được thành tích khả quan như kỳ vọng của khán giả. Phim bị đánh giá nhiều sạn, trong đó chi tiết Bạch Quyết muốn thể hiện sự quân tử khi che mắt chữa thương cho nữ chính, nhưng tấm vải che mắt không thể nào mỏng hơn làm cho khán giả không nói nên lời.

Mới phút trước còn xé đùi thỏ, phút sau bỏ vào miệng lại là đùi gà. Không chỉ đoàn phim, ngay cả Trần Nghiên Hy cũng không nhận ra.

Chiếc mặt nạ của Diệp Nhị Nương trong “Thiên Long Bát Bộ” được nhận xét là có một không hai trong thế giới cổ trang.

“Thanh Lạc” do hai diễn viên Vương Tử Vy và Lưu Học Nghĩa đóng chính thu hút khán giả với đề tài xuyên không. Trong phim, Vương Tử Vy bị trúng mũi tên vào phần ngực. Tuy nhiên, khi cô được chữa trị, vị trí vết thương lại nằm ở trên vai.

Màn giả trai của Đường Yên trong “Cẩm Tú Vị Ương” khiến dân mạng không nhịn được cười. Phần tóc mái xoăn xù cộng thêm bộ râu “giả trân” biến Đường Yên thành diễn viên hài. Nhiều khán giả Việt Nam đã ví Đường Yên là bản sao của ca sĩ Tuấn Tú hải ngoại và thi nhau đăng ảnh chế lên mạng xã hội.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật