Cần thêm giải pháp thiết thực để giảm gánh nặng hút thu‌ốc l‌á điếu

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thế giới dự kiến sẽ vẫn có hơn 70% người tiếp tục hút thu‌ốc l‌á điếu vào năm 2025. Đây là kết quả dựa trên báo cáo mới nhất từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Số liệu dự báo cho thấy, nếu các nước thực hiện đúng và đủ tất cả các hướng dẫn từ WHO, thì đến năm 2025 tỷ lệ giảm số người hút thu‌ốc l‌á cũng chỉ có thể đạt 23% thay vì 30% như đã đề ra.
Cần thêm giải pháp thiết thực để giảm gánh nặng hút thu‌ốc l‌á điếu
Ảnh minh họa

Điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết cần phải có thêm giải pháp bổ trợ để đạt và vượt mục tiêu mà cơ quan y tế quốc tế này đã đặt ra, thay vì chấp nhận hiện thực tiêu cực trong tương lai mà không có bất kỳ hành động thực tiễn nào.

Tỷ lệ bỏ thuốc hoàn toàn và không tái nghiện vẫn còn thấp

thu‌ốc l‌á và những tác hại của thu‌ốc l‌á là một trong những hoạt động tuyên truyền chủ đạo mà WHO kêu gọi các nước thực hiện. Trong suốt hơn hai thập kỷ qua, thế giới đã tốn kém cả về chi phí và chất xám để thực hiện các biện pháp tuyên truyền kêu gọi cai thu‌ốc l‌á. Thế nhưng, kết quả đem lại luôn thấp hơn so với mục tiêu đề ra. Chỉ đến năm 2020 báo cáo mới nhất từ WHO cho thấy, số lượng người hút thuốc ở nam giới dự kiến đang giảm. Nhưng điều này cũng đồng thời dấy lên một quan ngại tiếp theo từ WHO, tình trạng hút thu‌ốc l‌á toàn cầu có khả năng không đạt được so với mục tiêu đề ra nếu các quốc gia không tăng cường hành động.

Thực tế cho thấy có khoảng 80% người hút thuốc trên thế giới là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, kéo theo đó là các bệnh lý liên quan và gây t‌ử von‌g cho hơn 8 triệu người mỗi năm. Đáng lo ngại, Việt Nam là nước nằm trong danh sách 15 quốc gia có mức tiêu thụ thu‌ốc l‌á hàng hàng đầu thế giới. Chỉ tính riêng độ tuổi hút thu‌ốc l‌á trưởng thành đã chiếm 22,5%, tương ứng với với 15,6 triệu người. Sau gần 10 năm triển khai Luật Phòng, chống tác hại thu‌ốc l‌á kể từ năm 2012, người dân đã nâng cao ý thức về tác hại của thu‌ốc l‌á cũng như lợi ích của việc cai thuốc. Dù vậy, tỷ lệ bỏ thuốc hoàn toàn, không tái nghiện vẫn còn thấp so với kỳ vọng đặt ra. Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS. Lê Văn Quảng, Giám đốc bệnh viện K Trung ương cho rằng cai hút thu‌ốc l‌á bằng ý chí là điều rất khó. "Ngay cả trong trường hợp bệnh nhân mắc ung thư phổi, họ vẫn tiếp tục hút thuốc dù đã được bác sĩ tư vấn rất kỹ và bản thân họ cũng hiểu thu‌ốc l‌á độc hại như thế nào. Rõ ràng, việc cai thuốc là điều không dễ dàng", PGS.TS. Lê Văn Quảng cho biết thêm.

Dù biết rõ thu‌ốc l‌á đốt cháy độc hại, nhiều người vẫn không từ bỏ được

Dù đã cai hay vẫn tiếp tục hút, ai cũng cần được bảo vệ

Như vậy, dù cai thuốc hoàn toàn luôn là giải pháp tốt nhất và cần ưu tiên thực hiện, nhưng không phải người hút thuốc nào cũng đủ ý chí, quyết tâm để cai thuốc mặc dù phần lớn vẫn biết rõ tác hại. Do đó, vai trò của ngành y tế ngoài việc khuyến khích cai thuốc, cũng cần gánh trách nhiệm tìm giải pháp cho những người không muốn, không thể cai hoặc tái nghiện. Thực tế đã cho thấy tỷ lệ trên 70% người sẽ còn hút thuốc là một con số cần được quan tâm và giải quyết, nếu muốn đạt mục tiêu giảm gánh nặng do hút thu‌ốc l‌á trên toàn cầu.

Tuy nhiên, các chiến lược đang được áp dụng hiện nay đều nhằm mục tiêu tăng tỷ lệ cai thuốc thành công nhưng lại làm ngơ với những người đang còn hút thuốc. Trước tình trạng số người hút thu‌ốc l‌á ngày càng tăng, các chuyên gia y tế toàn cầu kêu gọi chính phủ các nước cần sớm áp dụng chiến lược giảm tác hại thu‌ốc l‌á song song với các chính sách giảm cung, giảm cầu.

Đến nay đã có nhiều sở cứ khoa học cho thấy những người hiện đang hút thuốc có thể sử dụng các sản phẩm không khói để giảm thiểu phơi nhiễm với các chất gây hại lên c‌ơ th‌ể, thay vì tiếp tục hút thu‌ốc l‌á điếu.

Thông qua nhiều nghiên cứu đến từ Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và một số nghiên cứu độc lập, sau cùng cơ quan này đã hoàn toàn tất quá trình kiểm nghiệm, xác nhận khả năng giảm thiểu phơi nhiễm của một số sản phẩm không khói. Từ đó, FDA đã cho phép hai sản phẩm thu‌ốc l‌á là thu‌ốc l‌á ngậm snus và thu‌ốc l‌á làm nóng được phép kinh doanh và công bố thông tin này.

Đề cập đến vấn đề giảm thiểu phơi nhiễm, PGS.TS Lê Văn Quảng đánh giá: "Khi bệnh nhân hút thuốc, lượng chất gây ung thư phơi nhiễm với c‌ơ th‌ể càng lớn thì nguy cơ gây ung thư càng cao. Do vậy, đối với những nhóm không thể hoặc không muốn cai thuốc, chúng ta cần phải có biện pháp khả thi hơn cho họ để giảm thiểu tác hại". Tuy nhiên PGS.TS Quảng cũng cho biết thêm, việc các sản phẩm thu‌ốc l‌á thế hệ mới (thu‌ốc l‌á không khói) đã qua kiểm định đã được xác định giảm phơi nhiễm không đồng nghĩa với việc khuyến khích hành vi tiếp tục hút thuốc.

Dù thận trọng trong việc công bố thông tin cũng như đưa ra hướng dẫn liên quan đến các sản phẩm thu‌ốc l‌á thế hệ mới, nhưng trước sự phổ biến ngày càng rộng của các sản phẩm này trên toàn cầu, WHO cũng kêu gọi chính phủ các nước nên quản lý chặt thu‌ốc l‌á mới dưới phạm vi điều chỉnh của luật quản lý thu‌ốc l‌á của quốc gia nếu việc ngăn chặn là không khả thi. WHO cũng nhấn mạnh nếu để cho thu‌ốc l‌á thế hệ mới có mặt trên thị trường mà không được quản lý thì chính là hành động đe dọa việc thực thi chiến lược kiểm soát thu‌ốc l‌á của quốc gia đó. Đồng thời, điều này cũng làm giảm đi nỗ lực được thiết lập bởi Công ước Khung về Kiểm soát thu‌ốc l‌á (FCTC) trong việc chống bình thường hóa hành vi hút thuốc. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật