“Biển người” Hà Nội chơi Trung thu: Chỉ một F0… toang luôn!

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các chuyên gia y tế cho rằng, việc người dân tụ tập đông đúc, chen chúc đi chơi Trung thu ở Hà Nội, không đảm bảo giãn cách, không tuân thủ 5K nguy cơ tái bùng phát dịch bệnh là rất lớn nếu trong biển người ấy có một trường hợp F0.
“Biển người” Hà Nội chơi Trung thu: Chỉ một F0… toang luôn!
Hình ảnh “biển người“ trên tuyến phố Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội đêm trung thu. Ảnh: Báo Giao thông 

Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống về việc hàng nghìn người tụ tập đông đúc, chen chúc trên các tuyến đường khu vực trung tâm TP Hà Nội để chơi Trung thu trong ngày đầu tiên thành phố nới lỏng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, việc người dân tụ tập đông người trên đường, không đảm bảo 5K, nguy cơ lây lan dịch bệnh là rất lớn.

Xem Video: “Biển người” Hà Nội chơi Trung thu: Chỉ một F0… toang luôn!

“Hiện tỷ lệ tiêm chủng của Hà Nội đa số mới chỉ là mũi 1 là chính, nguy cơ lây lan ra cộng đồng rất lớn. Một số nơi có dịch sẽ thành chuỗi lây nhiễm. Không thực hiện tuân thủ 5K, không đảm bảo giãn cách, giữ khoảng cách, tụ tập đông như vậy vẫn có nguy cơ cao, dịch có thể bùng phát lên” - PGS.TS Nguyễn Huy Nga nêu ý kiến.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho rằng, không nên lặp lại chuyện này khi thành phố vừa mới mở cửa trong khi nhiều người mới được tiêm vắc xin mũi 1, vẫn còn nhiều người và trẻ em chưa được tiêm vắc xin. Lẽ ra Hà Nội nên cho qua ngày Trung thu mới quyết định nới lỏng giãn cách xã hội.

“Ngành Y tế Hà Nội phải giám sát xem từ giờ đến đầu tháng 10 dịch có bùng phát hay không, nếu dịch bùng lên thì sẽ phải trả giá đắt. Người dân phải thực hiện đúng 5K, ai có triệu chứng ho sốt, mệt mỏi thì phải đi xét nghiệm ngay hoặc tự mua test xét nghiệm. Chính quyền Hà Nội cũng phải có quản lý chặt chẽ việc thực hiện phòng chống dịch” - PGS.TS Nguyễn Huy Nga nêu ý kiến.

Trao đổi với báo chí, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cũng cho rằng, việc người dân tụ tập, đi lại đông đúc trên đường ở Hà Nội là những hình ảnh rất khó chấp nhận, đi ngược lại hoàn toàn với chủ trương giãn cách xã hội, dừng tụ tập đông người ở nơi công cộng mà thành phố đang thực hiện.

PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh, thành phố vừa đạt được một số thành quả tích cực trong phòng, chống dịch. Tuy nhiên, số ca mắc ngoài cộng đồng chưa thể tìm ra hết, tiêu biểu là chùm ca bệnh mới nhất ở quận Long Biên đã gần 10 người với F0 chỉ điểm phát hiện qua sàng lọc. Nếu trong biển người đi chơi trung thu chỉ cần có một trường hợp F0, để dịch bùng lên lại thì rất khó truy vết, vô cùng tai hại. Nới lỏng từng bước dần đi đến trạng thái bình thường mới, còn bây giờ vẫn phải nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 15, tức là người dân chỉ ra đường khi thực sự cần thiết.

Ông Phu khuyến cáo, khi thành phố nới lỏng giãn cách thì chính quyền, người dân, cơ quan chức năng càng phải cảnh giác cao độ, tuân thủ nghiêm 5K của Bộ Y tế, hạn chế đến mức thấp nhất việc gặp gỡ, tụ tập và nên ở trong nhà. Đồng thời ông đề nghị, ngành y tế thành phố cần chỉ đạo rà soát ngay trường hợp ho, sốt từng đi chơi Trung thu vào đêm qua để sàng lọc. Bên cạnh đó, Hà Nội cần có biện pháp quản lý, điều tiết người ra đường hợp lý ở các tuyến trung tâm, hạn chế tình trạng tụ tập đông người.

Ở góc độ xã hội, khi trao đổi với PV về tình trạng trên, PGS.TS. Lâm Bá Nam - Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho rằng, sau 2 tháng giãn cách, ngày đầu tiên Hà Nội nới lỏng, không áp dụng các quy định phân vùng, không kiểm soát giấy đu đường, người dân có điều kiện ra đường.

“Do đó đây không có gì là lạ khi nhu cầu người dân đang thúc bách như vậy, cho phép ra đường, họ ra đường là hợp pháp, lại đúng dịp trung thu. Trung thu là một ngày tết truyền thống của Việt Nam liên quan lễ hội nông nghiệp, tình cảm gia đình.Vì thế, đêm trung thu, nhiều người dân cho trẻ nhỏ ra đường vui chơi đấy là nhu cầu chính đáng nếu nhìn ở góc độ văn hóa. Vấn đề ở chỗ, người dân ra đường trong bối cảnh thành phố đang thực hiện Chỉ thị 15, do đó vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt 5K” - PGS.TS. Lâm Bá Nam nói.

Theo PGS.TS. Lâm Bá Nam: "Ở đây có khâu về mặt quản lý khi cho phép người dân ra đường, Hà Nội phải lường trước được điều này và cần phải có phương án áp dụng ngay. Tuy nhiên, phương án phòng dịch trong ngày tết Trung thu hôm qua chưa được tính đến, đầy đủ. Không thể chỉ trách người dân. Điều tôi lo ngại không chỉ việc người dân ra đường mà còn tại các siêu thị. Người dân ra đường trong không gian rộng nguy cơ lây còn ít, nếu tụ tập đông người do tắc đường nguy cơ lớn hơn nhưng trong các siêu thị với không gian kín nếu người dân đến đông, nguy cơ rất lớn. Chỗ này cần phải tính ở mặt y học, khoa học. Nếu lường trước được để đưa ra các phương án phù hợp như hướng dẫn khu vực nào không được tập trung, liều lượng vào các khu như thế nào cho phù hợp, khi số lượng người nhiều có thể căn bớt lại… hoàn toàn có thể tính được nhưng Hà Nội dường như không tính toán phương án này”.

Ông Nam cho rằng, phòng chống dịch là một quá trình dài, trường kỳ gian khổ và cần phải tính toán cho từng chặng một.

“Phải tính toán có những thời điểm, người dân có nhu cầu về mặt văn hóa, tâm linh để đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả. Ví như gần sát ngày lễ, tết thì không nên vội áp dụng các biện pháp nới lỏng. Khi mở cửa, nới lỏng, cần có những phương án lường trước được việc nhu cầu người dân ra đường để hạn chế, hoàn toàn có thể tính toán được. Phải tính toán trước thậm chí cả nửa tháng trước” - PGS.TS. Lâm Bá Nam cho biết.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 12832
  1. Nam Định giảm hạn cách ly với người về từ vùng dịch tiêm đủ 2 mũi vaccine
  2. Nam Định xuất hiện ca dương tính là người nhà của bệnh nhân Bệnh viện Việt Đức
  3. Nam Định, Hưng Yên, Hà Tĩnh phát hiện các ca Covid-19 về từ BV Việt Đức
  4. Cảnh phong tỏa Bệnh viện Việt Đức khi phát hiện người nhiễm nCoV
  5. Trưa 25-9, Hà Nội không ghi nhận ca mắc mới, có 29 điểm đang phong tỏa
  6. Trong 6 giờ qua, Hà Nội không có thêm ca mắc COVID-19 mới
  7. Sáng 25/9, Hà Nội thêm 4 ca Covid-19 đều được cách ly
  8. Sáng 25/9, Hà Nội thêm 4 ca mắc Covid-19 mới, 1 ca là lái xe đường dài TP Hồ Chí Minh - Hà Nội
  9. Phát hiện ca mắc mới, Hà Nội phong tỏa một đoạn phố Trần Nhân Tông
  10. Thêm 2 ca dương tính liên quan đến phường Việt Hưng, Hà Nội có 4 ca mới vào trưa 24-9
  11. Phát hiện người đàn ông mắc Covid-19 khi sàng lọc người ho, sốt
  12. Vì sao chuyên gia khuyến cáo Hà Nội không nóng vội cấp “thẻ xanh Covid”?
  13. Sáng 24-9, Hà Nội không ghi nhận ca mắc Covid-19, còn 28 điểm phong tỏa
  14. Chiều 23/9, Hà Nội không ghi nhận ca mắc mới, tổng số ca trong đợt dịch thứ 4 là 3.955
  15. Trưa 23/9, Hà Nội có 5 người nhiễm SARS-CoV-2
  16. Hà Nội áp dụng Chỉ thị 15, có được về quê bằng xe máy?
  17. Hà Nội: Hai trường hợp cách ly gần một tháng vẫn dương tính SARS-CoV-2
  18. 3 người cùng nhà ở Long Biên mắc COVID-19, Thủ đô thêm 5 ca mới
  19. Sáng 23/9, Hà Nội không có thêm ca Covid-19
  20. Sáng 23/9: Hà Nội không ghi nhận ca mắc mới COVID-19
  21. Hà Nội phong tỏa chợ Kiến Hưng khi phát hiện ca COVID-19 từng đến mua sầu riêng
Video và Bài nổi bật