Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân tộc thiểu số

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ lệ t‌ử von‌g bà mẹ liên quan đến thai sản đã giảm xuống còn 46/100.000 ca sinh sống vào năm 2019, giảm 23/100.000 ca sinh sống so với năm 2009.
Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân tộc thiểu số
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, tỷ lệ này ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi vẫn cao gấp 3 lần so với cả nước. Theo kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế-xã hội của 53 DTTS năm 2019 của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ phụ nữ DTTS từ 10 đến 49 tuổi mang thai có đến cơ sở y tế khám thai năm 2019 là 88%, tăng 17,1% so với năm 2015; tỷ lệ phụ nữ DTTS sinh con tại cơ sở y tế đạt 86,4%, tăng tới 22,8% so với năm 2015. Tuy nhiên những tỷ lệ này vẫn thấp hơn đáng kể so với phụ nữ dân tộc Kinh là hơn 99%. Đáng chú ý là mức chênh lệch giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn lên tới 12,8% (thành thị là 98% và nông thôn là 85,2%). Chênh lệch giữa các vùng kinh tế-xã hội cũng khá lớn. Tây Nguyên có tỷ lệ phụ nữ DTTS từ 10 đến 49 tuổi sinh con tại cơ sở y tế là 84,2%, thấp hơn tới 14,2% so với vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 98,4%. Có thể thấy, mặc dù vấn đề chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản (SKSS) nói riêng đối với phụ nữ DTTS đã có nhiều tiến bộ trong thời gian qua nhưng vẫn còn khoảng cách đáng kể so với phụ nữ dân tộc Kinh.

Tóm tắt chính sách “Các vấn đề giới trong vùng DTTS ở Việt Nam” vừa được Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) công bố mới đây đã chỉ ra nguyên nhân của tình trạng chênh lệch trong vấn đề SKSS giữa phụ nữ DTTS và phụ nữ người Kinh, Hoa gồm: Những hạn chế, yếu kém của hệ thống y tế ở vùng DTTS, các trạm y tế xã còn hạn chế về năng lực trong đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và SKSS của phụ nữ và nam giới DTTS; rào cản ngôn ngữ giữa cán bộ y tế và người dân; những tập tục văn hóa lâu đời ở một số DTTS không cho phép phụ nữ đến cơ sở y tế khám thai và sinh con; muốn được nhân viên y tế nữ khám bệnh và không đủ khả năng chi trả cho dịch vụ; ở một số khu vực miền núi, giao thông đi lại khó khăn, khoảng cách tới cơ sở y tế xa...

Theo đó, UN Women đã đưa ra các khuyến nghị về chính sách để thúc đẩy bình đẳng giới thực chất và xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử phức hợp và đan xen đối với phụ nữ DTTS trong quá trình tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Một số giải pháp cụ thể như: Tăng cường khả năng tiếp cận của phụ nữ DTTS tới dịch vụ chất lượng về chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong và sau sinh thông qua nâng cao chất lượng dịch vụ, mức độ bao phủ và tính phù hợp về mặt văn hóa, ngôn ngữ dân tộc ở vùng DTTS và miền núi. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người DTTS, đặc biệt là nữ DTTS về các vấn đề này. Cần phân bổ đủ nguồn lực trong ngân sách quốc gia dành cho chăm sóc sức khỏe với trọng tâm là bà mẹ và trẻ em DTTS. Tiếp tục tăng cường năng lực cho hệ thống y tế cơ sở tại vùng DTTS để cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS linh hoạt, dễ tiếp cận, miễn phí và bảo đảm chất lượng. Triển khai các dịch vụ gồm tư vấn và cung cấp các biện pháp kế hoạch hóa gia đình; tham gia vào công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; phòng tránh, điều trị các bệnh lây nhiễm qua đường tìn‌ּh dụ‌ּc. Trang bị kiến thức và kỹ năng cho cán bộ y tế ở vùng DTTS về bình đẳng giới, ngôn ngữ DTTS và thích ứng với văn hóa các DTTS... 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật