Bộ Y tế khuyến cáo về việc tiêm 2 mũi vaccine để đảm bảo an toàn

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người đã tiêm vaccine Covid-19 mũi thứ nhất là AstraZeneca thì mũi thứ hai không được dùng vaccine Moderna sản xuất hoặc loại khác.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc tiêm 2 mũi vaccine để đảm bảo an toàn
Các loại vaccine Covid-19 đã được cấp phép tại Việt Nam. (Ảnh: Dân Trí)

Xem Video: Từ 10/7, người dân có thể ngồi nhà tự đăng ký tiêm Vaccine Covid-19

//

Liên quan đến vấn đề tiêm vaccine phòng Covid-19, mới đây, theo báo Lao Động, Bộ Y tế vừa ra công văn hướng dẫn tiêm 2 liều vaccine gửi đến Sở Y tế các tỉnh, thành phố và đơn vị trực thuộc.

Theo đó, Bộ Y tế đánh giá, từ tháng 3/2021 đến nay, nước ta đã tiếp nhận vaccine từ nhiều hãng khác nhau như Moderna, AstraZeneca, Sinopharm, Pfizer/BioNtec, Sputnik V... Nghiên cứu từ các quốc gia khác, ngành y tế cho rằng người được tiêm 2 mũi phối hợp (mũi 1 là AstraZeneca, mũi 2 là AstraZeneca) đều đáp ứng miễn dịch tốt, tuy nhiên việc này vẫn có thể làm tăng phản ứng nhẹ thông thường sau tiêm.

Vì vậy, Bộ Y tế quyết định ban hành hướng dẫn cụ thể để việc triển khai tiêm chủng được diễn ra an toàn, đạt hiệu quả tối đa và tăng diện bao phủ. Cụ thể, người đã tiêm mũi 1 là vaccine nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng loại đó.

Tuy nhiên trong trường hợp phát sinh hạn chế về nguồn vaccine, vẫn có thể tiếp phối hợp tiêm mũi thứ 2 là Pfizer/BioNtech cho người đã tiêm mũi 1 là AstraZeneca nhưng cần có sự đồng ý của người tiêm chủng. Ngoài ra, 2 mũi tiêm phải cách nhau từ 8-12 tuần. 


Công tác tiêm chủng tại nhà thi đấu Phú Thọ, TP.HCM. (Ảnh: Lao Động)

Đặc biệt, Bộ Y tế nhấn mạnh, người đã tiêm mũi 1 là vaccine AstraZeneca thì không sử dụng mũi tiêm thứ 2 là vaccine do Moderna sản xuất hoặc các loại khác. Bên cạnh đó, với vaccine do Sinopharm, Pfizer, Moderna sản xuất, chỉ được tiêm mũi 1 và mũi 2 cùng loại và tuân thủ khoảng cách thời gian giữa 2 mũi theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Ngoài ra, Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế, tiêm chủng,... cần xem xét số lượng vaccine được cung ứng để lên kế hoạch phù hợp, đảm bảo đủ liều tiêm, đúng lịch với đối tượng tiêm chủng.

Theo Zing, hiện Việt Nam đang triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn chưa từng có với mục tiêu cuối năm 2021, đầu năm 2022, có khoảng 70% dân số được tiêm vaccine Covid-19. Vì thế, bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước, cơ quan chức năng cũng đang nỗ lực tiếp cận với các nguồn vaccine nhập khẩu.

Trong đó, mới nhất vào sáng 3/8, nước ta đã tiếp nhận thêm 415.000 liều vaccine AstraZeneca, nâng tổng số liều vaccine đã mua và tiếp nhận từ các nguồn lên trên 18 triệu, trong đó, riêng vaccine AstraZeneca là hơn 11 triệu liều.


Vaccine AstraZeneca là loại vaccine đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam. (Ảnh: 

Tính đến hết ngày 2/8, nước ta đã tiêm 7 triệu liều vaccine cho cư dân tại nhiều tỉnh thành. Trong cuộc họp trực tuyến diễn ra cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: “Có vaccine nào tiêm ngay vaccine đó, không lựa chọn vaccine. Tất cả các loại vaccine Bộ Y tế cấp phép đều đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép và sử dụng ở các nước".


Vaccine Nanocovax đang thử nghiệm ở giai đoạn 3. (Ảnh: Lao Động)

Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, chúng ta hãy cùng nhau thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng bệnh và chấp hành tiêm vaccine theo hướng dẫn của cơ quan chức năng nhé!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật