Lưu ý một số mẹo đồn thổi giúp ngừa Covid-19: Không có cơ sở khoa học

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đối với những bài thuốc dân gian, cách tốt nhất là nên hỏi ý kiến của bác sĩ để xem nó có tác dụng phòng ngừa dịch bệnh hay không.
Lưu ý một số mẹo đồn thổi giúp ngừa Covid-19: Không có cơ sở khoa học
Người dân tiến hành xét nghiệm, sàng lọc Covid-19. (Ảnh minh họa: Quân đội nhân dân)

Để phòng Covid-19, rất nhiều người đã tìm đến các bài thuốc dân gian, truyền miệng nhằm tăng sức đề kháng. Chẳng hạn như việc ăn tỏi sống, uống chanh sả gừng hay thường xuyên súc miệng bằng nước muối. Thế nhưng, hãy nên cẩn trọng với những gì bạn đang làm, vì khoa học tiên tiến thực tế vẫn chưa công nhận những "bài thuốc" này có thể ngăn ngừa được Covid-19.

Xem Video: Đà Nẵng tiêm vắc xin phòng Covid-19 tập trung với quy mô lớn

Theo Báo , khi được đặt câu hỏi về vấn đề liệu ăn tỏi và súc miệng nước muối có giúp phòng chống virus gây bệnh không, PGS.TS.Bác Sĩ Lâm Vĩnh Niên - hiện là Trưởng khoa dinh dưỡng - tiết chế bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết nó chưa có cơ sở khoa học.

Cụ thể, theo ông, việc vệ sinh răng miệng hay mũi họng bằng nước muối S.L vốn là cách làm quen thuộc giúp giảm nghẹt mũi trong trường hợp cảm lạnh thông thường. Một số ít người làm vậy đã có thể phục hồi bệnh tật nhanh hơn. Tuy nhiên, thông tin có thể ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng hô hấp, trong đó có nhiễm nCoV là điều chưa được kiểm chứng.

Đối với tỏi sống cũng vậy. Dù đây vốn là lại củ giàu dinh dưỡng như protein, sắt, canxi, kali và 1 số loại vitamin khác nữa để kháng khuẩn trong y học, nhưng việc ăn tỏi sống để bảo vệ bản thân, ngăn ngừa Covid-19 lại không có cơ sở khoa học để khẳng định. Ngay cả WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) dẫn lời trên trang BBC News cũng đã xác nhận điều tương tự.


Tỏi và nước muối được nhiều người dùng để kháng khuẩn. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Trước đó, dân tình cũng liên tục "kháo" nhau câu chuyện uống nước được pha từ hỗn hợp là chanh, sả, gừng cũng có thể phòng chống được dịch bệnh. Tuy nhiên, theo lời Bác sĩ Phạm Ánh Ngân - bệnh viện Đại học Y dược, cơ sở 3 (TP.HCM) chia sẻ trên báo Tuổi Trẻ, thông tin này không chính xác.

Các gia đình không nên thay thế nước lọc hằng ngày mà chỉ nên uống xen kẽ, từ 2-3 cốc trong 1 tuần. Thậm chí, theo phản ánh của không ít cư dân mạng, một số người lớn tuổi, cao huyết áp đã gặp phải các triệu chứng như sốt, mệt mỏi và nôn mửa sau khi uống loại nước này.


Những bài đăng kêu gọi uống nước chanh sả gừng trên mạng. (Ảnh chụp màn hình)

Có thể nói, việc sử dụng những bài thuốc dân gian chưa được khoa học kiểm chứng, tùy theo cơ địa của mỗi người đôi khi vẫn gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Vì thế, trước tình hình dịch vẫn còn phức tạp, điều quan trọng nhất mà chúng ta nên làm chính là bình tĩnh trước mọi thông tin được lan truyền trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định nạp vào người những loại thực phẩm này một cách vô tội vạ. 


tiêm vắc xin là cách để phòng ngừa Covid-19 hiệu quả. (Ảnh minh họa: Bộ Y Tế)

Hiện nay, ngoại trừ các loại vắc xin đã được cấp phép sử dụng tại Việt Nam thì Bộ Y Tế chưa có bất cứ khuyến cáo về thuốc, thức ăn nào có khả năng dự phòng, ngăn ngừa Covid-19. Mặt khác, để chung sống an toàn với dịch bệnh, mỗi người luôn phải nhớ tuân thủ nguyên tắc 5K gồm: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung và Khai báo y tế bạn nhé!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật