Trải nghiệm từ F2 trở thành F0: “bệnh Covid-19 nhẹ cũng nhẹ mà nặng cũng rất nặng, không thể chủ quan!”

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chị H. cho biết: “Chứng kiến trường hợp F0 đang khoẻ mạnh bình thường có thể bị virus vùi dập trong vài ngày phải cấp cứu thở oxy, tôi mới thấy Covid-19 không phải “lành“ với tất cả mọi người“.
Trải nghiệm từ F2 trở thành F0: “bệnh Covid-19 nhẹ cũng nhẹ mà nặng cũng rất nặng, không thể chủ quan!”
Ảnh minh họa

Từ F2 thành F0

Chị Nguyễn Thu H., 25 tuổi, trú tại Quận 8, TP HCM và mẹ vừa vượt qua thời gian trị Covid-19. Một trải nghiệm đáng nhớ, đến hiện tại chị cảm thấy mình và mẹ may mắn đều không bị các triệu chứng nặng.

Ban đầu, mẹ chị H. lây từ người làm cùng công ty. Trong công ty của mẹ chị H. có nhiều F0 và lúc đó mẹ của chị H. trở thành F1, còn chị H. thành F2.

Xem Video: Sáng 2/8: Cả nước thêm 3.201 ca Covid-19, riêng TP.HCM 1.997 bệnh nhân

//

Sau đó mẹ H. dương tính với SARS-CoV-2 và phải đưa đi cách ly tập trung. Đến ngày 17/7, chị H. có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Lúc đó, chị H. đã có các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau họng, nổi mẩn đỏ, mệt mỏi và mất khứu giác. 

Chị H. nhớ lại lúc được thông báo dương tính. Cảm xúc ban đầu cũng sốc và sợ vì từ trước tới nay nghe tới Covid-19 là lo lắng. Khi là F2 chị cũng tự cách ly nhưng không hề nghĩ mình từ F2 có thể trở thành F0 nhanh như vậy.

Sau giây phút bàng hoàng, sợ hãi, chị H. nhanh chóng bĩnh tĩnh, trấn an chính mình và mẹ. Đến nay đã 11 ngày, chị  H. đang cách ly ở bệnh viện d‌ã chi‌ến. Hiện tại, chị H. đã hết dần các triệu chứng. Nhưng chị H. chưa lấy lại được khứu giác, người vẫn chưa khoẻ hẳn.

Mẹ chị H. đi điều trị trước, luôn giữ tinh thần lạc quan, ăn đúng cữ, ngủ đủ giấc, tập thể dục nhẹ nhàng nên sau 12 ngày test lại đã có kết quả âm tính và được về cách ly ở nhà thêm 2 tuần.

Vào bệnh viện d‌ã chi‌ến, chị H. chia sẻ bản thân và mẹ bảo nhau luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái. Ngoài ăn uống ngủ nghỉ, mọi người đều cố gắng tập thể dục để tăng sức đề kháng.

Trải qua thời gian này, chị H. quan sát nơi mình đang cách ly và cho biết: "bệnh Covid-19 nhẹ cũng nhẹ và nặng cũng rất nặng, không thể chủ quan. Mỗi ngày nghe tiếng xe cấp cứu chở bệnh nhân F0 vào thường xuyên. Chứng kiến trường hợp F0 đang khoẻ mạnh bình thường có thể bị virus vùi dập trong vài ngày phải cấp cứu thở oxy, tôi mới thấy Covid-19 không phải "lành" với tất cả mọi người".

Bản thân chị H. cho rằng hơn ai hết mình phải tự ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân mình, đừng than vãn không được ra ngoài. Nên tăng cường đề kháng mỗi ngày kể cả khi không bệnh, quan trọng là chúng ta hãy gìn giữ sức khoẻ thật là tốt. "Nếu không may thành F0, đừng sợ hãi, hãy bình tĩnh, lạc quan thay vì rối trí" - chị H. nói.

Chị H. những ngày cách ly tại BV d‌ã chi‌ến vẫn tranh thủ tập thể dục.

Virus lây nhanh

Một trường hợp khác là Nguyễn Lê N. 24 tuổi, quận Gò Vấp, TP HCM cũng trải qua 2 tuần chiến đấu với Covid-19. 

N. chia sẻ virus lây lan nhanh. N. về nhà từ 16/7 và lúc đó bà nội phát hiện dương tính với Covid-19, sau đó cả nhà N. có 5 người cùng trở thành F0. Virus lây nhanh, thời gian xuất hiện triệu chứng của bệnh rất nhanh, chỉ 2 ngày N. đã có biểu hiện ho, đau rát họng. Sau đó mấy ngày bắt đầu mệt mỏi, khó thở, mất vị giác, khứu giác.

Hai chị em N. được cách ly tại nhà do tải lượng virus thấp. Ba và cô ruột của N. phải đi cách ly tập trung. Bà nội phải điều trị tại BV Phạm Ngọc Thạch. Sau đó, bà nội N. qua đời vì có nhiều bệnh nền đi kèm.

Còn N. lúc đầu biết mình dương tính, cô cũng sốc, sợ hãi không bao giờ nghĩ mình mắc Covid-19. Người thân trở nặng rồi các thông tin bệnh tật trên mạng khiến N. sợ hãi, xuống tinh thần.

Sau đó, N. xem clip livestream của bác sĩ hướng dẫn F0 tại nhà, N. đã thấy bình tĩnh hơn và tự trấn an mình phải vững tin vượt qua bệnh tật. Mỗi lần mệt mỏi N. uống thuốc Panadol. Sáng ngủ dậy thường uống nước chanh, mật ong ấm. Sinh hoạt bình thường, cố gắng uống nước ấm, giữ ấm họng để giảm ho.

Qua 2 tuần, đến nay sức khỏe của N. ổn hơn, ho giảm, họng cũng ít đờm hơn. Cảm giác vị thức ăn, mùi tinh dầu đang dần xuất hiện. N. chỉ mong nhanh chóng hồi phục. Người thân của N. tại bệnh viện cũng đang dần phục hồi và sắp được về cách ly tại nhà. Đây là điều N. vui nhất.

Vượt qua Covid-19, tâm lý vô cùng quan trọng. Suy nghĩ tích cực, không nên lo lắng, không tự điều trị theo các biện pháp không được kiểm chứng trên mạng, bình tĩnh tìm hiểu về bệnh một cách có chọn lọc sẽ giúp mình an tâm vượt qua những triệu chứng bệnh hơn – N. chia sẻ.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 12102
  1. Tiêm vaccine đồng loạt cho các shipper công nghệ ở TPHCM
  2. Cận cảnh đường phố TP.HCM “lạ lẫm” trước và sau giãn cách
  3. TPHCM có thêm 3.207 bệnh nhân COVID-19 xuất viện trong một ngày
  4. Thêm 3.200 ca Covid-19 khỏi bệnh, TP.HCM hiện còn 29 ổ dịch
  5. TP.HCM chưa phát sinh ổ dịch Covid-19 mới sau 2 ngày
  6. Đề xuất áp dụng công thức 7K + 3T để chống dịch COVID-19
  7. “Ai ở đâu ở đấy” - Vì an toàn tính mạng của người dân
  8. Từ 0 giờ ngày 2.8, TP.HCM vẫn phối hợp các địa phương đưa người dân về quê
  9. TP.HCM hướng dẫn đăng ký tiêm vắc xin
  10. TP.HCM giãn cách thêm 2 tuần và 4 nhiệm vụ trọng tâm
  11. TP Hồ Chí Minh đưa vào sử dụng các trung tâm hồi sức tích cực
  12. Khẩn cấp điều động, chi viện nhân lực y tế cho các địa phương có nhiều ca bệnh nặng
  13. Bốn trung tâm hồi sức bệnh nhân nguy kịch TP HCM sắp hoạt động
  14. Thêm 3.201 người mắc Covid-19, TP.HCM có 1.997 ca
  15. Số ca nhiễm Covid-19 tại TP.HCM đang giảm
  16. Tín hiệu tốt ở TP.HCM: Gần 35.000 bệnh nhân Covid đã xuất viện
  17. Chủ tịch TP.HCM: “Đừng để xảy ra trường hợp nào nguy kịch tại nhà, ray rứt lắm”
  18. Ngày 1/8: Việt Nam có 8.620 ca covid-19 ghi nhận tại Hà Nội, tp hcm và 38 tỉnh, thành
  19. Từ 0h ngày 2/8: Người dân tuyệt đối không tự rời khỏi TP.HCM đến khi kết thúc lệnh giãn cách
  20. Người dân TP.HCM xếp hàng nhiều giờ khi đi mua hàng theo phiếu
  21. Từ 0h ngày 2/8, người dân tuyệt đối không tự di chuyển khỏi thành phố Hồ Chí Minh
Video và Bài nổi bật