Sẽ không còn một tàu chiến NATO nào trốn thoát “Liana” Nga

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hải quân Nga đang đuổi kịp Hải quân Mỹ về độ chính xác khi dẫn đường cho tên lửa
Sẽ không còn một tàu chiến NATO nào trốn thoát “Liana” Nga
Phóng tên lửa- phương tiện mang “Soyuz-2.1b” (Ảnh: Press Cơ quan báo chí “Roscosmos “/ TASS)

Xin giới thiệu tiếp bài viết về vũ khí- trang bị kỹ thuật với tiêu đề và phụ đề đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 12/7/2021 của chuyên gia quân sự, nguyên kỹ sư chính Phòng Thiết kế Tên lửa (TSIMASH) Vladimir Tuchkov để cùng tham khảo:

Tên lửa “Soyuz-2.1b” phóng từ sân bay vũ trụ Plesetsk đã đưa được vệ tinh trinh sát 14F139 Pion-NKS nặng 6.500 kg lên quỹ đạo.

Đây là một sự kiện được Hải quân Nga chờ đợi từ rất lâu (xin xem lại các thông tin chi tiết trong bài “ Khi nào thì “Liana” Nga sẽ “phủ hết” Đại dương Thế giới?, DVO, 25/3/2021).

Mô hình vệ tinh Pion-NSK. (Nguồn: tvzvezda.ru)

Tất cả các hệ thống trên vệ tinh đều hoạt động bình thường. Vệ tinh đã được bàn giao cho Trung tâm chính trinh sát tình huống vũ trụ của (binh chủng) Bộ đội Vũ trụ thuộc (quân chủng) Bộ đội Đường không- Vũ trụ Nga (VKS) với số hiệu "Kosmos-2550".

“Pion-NKS” – đó là vệ tinh trinh sát radar nằm trong thành phần của Hệ thống Trinh sát và chỉ mục tiêu trên biển từ vũ trụ trang bị cho hải quân (MKRTs- từ đây xin dùng từ viết tắt này) 14K159 “Liana” sắp được đưa vào hoạt động.

Hệ thống này (14K159 “Liana”) có chức năng giám sát liên tục bề mặt các đại dương trên thế giới nhằm xác định vị trí của các tàu địch, trước hết là các cụm tàu sân bay tấn công, truyền các dữ liệu chỉ mục tiêu (ngắn gọn- chỉ mục tiêu) cho lực lượng tấn công của hải quân để chúng tấn công tiêu diệt những tàu này.

Hệ thống “Liana” có hai kiểu vệ tinh khác nhau. (1) Vệ tinh "Lotos-S" (“Bông Sen-S”) chuyên thực hiện nhiệm vụ trinh sát vô tuyến kỹ thuật.

Thiết bị (vệ tinh) “Lotos-S”

Nó ghi lại bức xạ điện từ của các tàu địch và xác định tọa độ của chúng để truyền dữ liệu về Trung tâm Chỉ huy Tác chiến. Chiếc vệ tinh "Lotos-S" đầu tiên được phóng vào năm 2009.

Tuy nhiên, sau một số cuộc thử nghiệm kiểm tra, các chuyên gia đã phát hiện ra rằng nó không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đặt ra.

Phải mất thêm 5 năm nữa để chế tạo được một thiết bị hoàn thiện hơn là "Lotos-S1", - vệ tinh này được phóng lên quỹ đạo vào năm 2014.

Sau đó, cụm vũ trụ được bổ sung thêm ba vệ tinh đã được hiện đại hóa nữa, còn chiếc mới nhất, tức chiếc "Lotos-S1" thứ năm , thì mới được được phóng vào tháng Hai năm nay.

Nói cho đúng thì chiếc vệ tinh đầu tiên (tức“Lotos-S” ) “vẫn không bị bỏ rơi”, nhờ hiệu chỉnh phần mềm, các chuyên gia đã làm cho nó có khả năng hoạt động một cách bình thường.

Như vậy, đến bây giờ thì thành tố kỹ thuật vô tuyến của MKRTs đã hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, hệ thống “Liana” còn cần phải có thêm hai vệ tinh trinh sát radar “Pion-NKS” nữa. Tại sao? Tại vì phải có chúng để tăng độ chính xác khi xác định tọa độ của các tàu địch và vectơ chuyển động của những tàu đó.

Vệ tinh “Pion-NKS” có khả năng phát hiện những vật thể có kích thước tuyến tính 1 mét và sai số khi xác định vị trí mục tiêu không vượt quá 3 mét.

Còn thêm một ưu điểm khác nữa của "Pion-NKS" so với "Lotus-S1" – đó là nó có thể phát hiện và bám những tàu đang di chuyển trong chế độ im lặng vô tuyến. Có nghĩa là khi những tàu này tắt hết các thiết bị phát sóng vô tuyến điện từ.

Chính vì thế nên, lẽ ra chiếc "Pion-NKS" đầu tiên phải được phóng lên quỹ đạo từ cách đây rất lâu rồi, vì nó rất cần cho việc tiến hành các khoa mục luyện tập hoàn chỉnh các công đoạn phối hợp hoạt động của tất cả các thành tố trong hệ thống, có nghĩa là phối hợp hoạt động giữa các vệ tinh vô tuyến kỹ thuật thụ động và các vệ tinh radar chủ động.

Nhưng sự kiện này (phóng Pion-NKS)) đã bị hoãn đi hoãn lại một số lần. Và cuối cùng thì cũng đã chính thức bắt đầu các công đoạn hiệu chỉnh và tinh chỉnh hệ thống MKRTs “Liana”- một dự án do viện Khoa học- Nghiên cứu Kỹ thuật Vô tuyến Trung ương (TsNIIRTI) mang tên V.I. Mints, Phòng Thiết kế "Arsenal" (St. Petersburg) và Trung tâm Tên lửa và Vũ trụ "Tiến bộ" (tp. Samara) cùng phối hợp thực hiện.

Hiện không có bất cứ cthông tin chi tiết nào về mốc thời gian phóng chiếc vệ tinh “Pion-NKS” thứ hai.

Phải nói ngay rằng hệ thống "Liana" đã không xuất hiện từ con số không. Trong thời kỳ Xô Viết, Hải quân Liên Xô đã từng được trang bị hệ thống trinh sát và chỉ mục tiêu trên biển từ vũ trụ “Legenda” (“Huyền thoại”), - hệ thống này được đưa vào trực chiến lần đầu vào năm 1978 và tồn tại cho đến đầu những năm 2000.

Nguyên tắc làm việc của nó cũng hoàn toàn giống với “Liana”. Nhưng trình độ kỹ thuật của trang thiết bị vũ trụ thấp hơn đáng kể, tất nhiên. Trong hệ thống "Legenda" cũng có các vệ tinh trinh sát kỹ thuật vô tuyến (thụ động) và vệ tinh radar (chủ động).

Các vệ tinh radar tiêu thụ nhiều điện năng hơn và công suất của các pin Mặt Trời không đủ để “nuôi” (cung cấp năng lượng) cho chúng.

Buộc phải trang bị cho chúng một thiết bị phản ứng hạt nhân với bộ chuyển đổi nhiệt điện. Tuổi thọ (vòng đời) của thiết bị hạt nhân rất ngắn, nó sẽ hết nhiên liệu chỉ sau 7 tháng.

Chính vì thế, phải thường xuyên phóng các vệ tinh chủ động để thay thế những vệ tinh đã hết tuổi thọ.

Và đây không chỉ đơn thuần là phiền toái và tốn kém về kinh tế, mà còn là vấn đề về uy tín và chính trị (của Liên Xô). Đã có tới ba lần xảy ra sự cố, và kết quả là- không thể đưa được vệ tinh cùng với thiết bị hạt nhân về quỹ đạo “an táng ”.

Những vệ tinh gặp sự cố đã bị phá hủy trong bầu khí quyển, những mảnh vỡ chứa phóng xạ lao xuống mặt đất . Đã có hai lần rơi xuống Ấn Độ Dương. Nhưng một lần- đã có các mảnh vỡ nặng tổng cộng 65 kg rơi xuống lãnh thổ của Canada.

Điều may là - hú vía chúng đã rơi ở một khu vực dân cư rất thưa thớt. Nhưng cái rủi là- một số mảnh vỡ trong số đó có độ phóng xạ 200 roentgens / giờ.

Phương Tây liên tục gây sức ép với Liên Xô, đòi Matxcova phải chấm dứt ngay “những việc làm dã man” này. Và cuối cùng, Liên Xô buộc phải ngừng sử dụng các vệ tinh chủ động.

Quyết định này được đưa ra vào năm 1988. Sau đó, "Legenda" hoạt động ở chế độ “rút gọn” và vì thế không thể truyền về mặt đất một khối lượng thông tin trinh sát cần thiết.

Và các thủy thủ Xô Viết cũng chưa từng phải sử dụng hết các khả năng của “Legenda”. Bởi vì trong thành phần của MKRTs này có một thành tố không thể thiếu là các tên lửa chống hạm siêu âm “Granit” có thể mang cả đầu đạn thông thường nặng 750 kg hoặc đầu đạn hạt nhân công suất 500 kiloton. Hải quân Liên Xô chưa phải phóng tác chiến tên lửa này lần nào.

Tuy nhiên, còn ở tất cả các khía cạnh khác, "Legenda" đã thể hiện mình một cách xuất sắc nhất – cả về tốc độ phản ứng (tốc độ xử lý dữ liệu), cả về độ phân giải, cả về khả năng phủ toàn bộ các vùng mặt nước của các đại dương. Và sau đây là một minh chứng hùng hồn.

Năm 1982, trong cuộc chiến tranh Falklands giữa Argentina và Anh tranh giành quần đảo cùng tên, tất cả dữ liệu từ "Legenda" về tình huống trong khu vực đều được thu thập và phân tích tại Bộ Tổng tham mưu Liên Xô.

Đã thấy rất rõ có bao nhiêu tàu đổ bộ của người Anh đang tiếp cận quần đảo Falklands, hệ thống phòng thủ trên đảo ra sao và hoạt động như thế nào. Nhờ những thông tin nhận được từ "Legenda", (Bộ Tổng tham mưu Liên Xô) đã dự đoán hết sức chính xác thời gian triển khai chiến dịch và địa điểm đổ bộ của các tàu Anh.

"Liana" chắc chắn hơn hẳn "Legenda" về các khả năng trinh sát. Trước hết, nó có khả năng định vị các tàu địch với độ chính xác cao hơn đáng kể, xác định kiểu loại tàu, hướng di chuyển và tốc độ di chuyển của những tàu đó.

Thứ hai, hệ thống trinh sát vũ trụ mới có khả năng giám sát không chỉ bề mặt các đại dương, mà còn cả đất liền. Cũng cần phải nói thêm rằng các công trình sư thiết kế vệ tinh chủ động đã giải quyết được một vấn đề rất quan trọng- giờ thì không cần phải sử dụng thiết bị phản ứng hạt nhân trên vệ tinh nữa

Vậy tình hình với các hệ thống tương tự của Hải quân Mỹ thì thế nào? Rất tiếc, của họ (Mỹ) tốt hơn của chúng ta nhiều. Chí ít thì cũng bởi vì hệ thống của người Mỹ đã làm việc từ rất lâu rồi trong khi hệ thống của chúng ta trong một suốt thời gian dài lúc nào cũng ở trạng thái “hệ thống triển vọng”.

Và tình trạng này có liên quan trực tiếp đến sự tụt hậu của ngành công nghiệp vũ trụ Nga so với Mỹ, và bây giờ là- so với cả Trung Quốc.

Hệ thống Giám sát Đại dương của Hải quân Hoa Kỳ (Naval Ocean Surveillance System- NOSS) xuất hiện cùng thời với “Lengenda” Liên Xô. Lần phóng vệ tinh trinh sát vô tuyến kỹ thuật thế hệ đầu tiên được thực hiện vào năm 1976.

Tuy nhiên, nước Mỹ không có khủng hoảng trong những năm 90 (như ở Nga), và do đó hệ thống NOSS tồn tại cho đến ngày nay.

Nói cho thật đúng thì hiện giờ hệ thống này đã có các vệ tinh thế hệ ba,- những vệ tinh này được phóng lên quỹ đạo theo nguyên tắc luân phiên nhau từ năm 2001. Trên các quỹ đạo 900-1.200 km, hiện đang có tới 9 thiết vũ trụ đang hoạt động cùng lúc.

Các thông tin về những khả năng của vệ tinh thế hệ ba trong hệ thống được giữ bí mật. Nhưng những tính năng của vệ tinh thế hệ hai thì đã được tiết lộ. Độ chính xác của chúng khi xác định vị trí của các vật thể trên biển đạt từ 1-3 km.

Có nghĩa là hệ thống này không thể được sử dụng để chỉ mục tiêu cho vũ khí tên lửa. Thế hệ thứ ba của hệ thống có độ chính xác cao hơn, nhưng nó cũng chỉ được sử dụng để giám sát tình huống trên toàn bộ bề mặt vùng nước của Đại dương Thế giới, chứ không phải để chỉ mục tiêu.

Để chỉ mục tiêu cho các tổ hợp vũ khí tấn công của hải quân (Mỹ), có thể sử dụng hệ thống trinh sát radar Lacrosse với 4 vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo 680 km.

Các radar làm việc trên các dải sóng cm và decimet, dải quan sát 4000 km, đảm bảo độ chính xác khi xác định vị trí mục tiêu từ 1-6 mét. Nếu thu hẹp dải quan sát, độ phân giải có thể đạt 0,3-0,9 mét.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật