Afghanistan đối mặt với nguy cơ chiến tranh leo thang

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những ngày này, Afghanistan đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của dư luận quốc tế. Các tay súng Taliban đã tăng cường các cuộc tấn công trên khắp đất nước và nhằm chiếm thêm nhiều vùng lãnh thổ trong bối cảnh quân đội Mỹ đang rút quân. Chính phủ Afghanistan cũng đang “căng mình” chống Taliban.
Afghanistan đối mặt với nguy cơ chiến tranh leo thang
Người dân cầm vũ khí tụ họp ở ngoại ô Thủ đô Kabul cuối tháng 6 để tuyên bố sẵn sàng chiến đấu chống lại Taliban. Ảnh: REUTERS

Theo tiến trình Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, hạn chót là ngày 11-9, đúng ngày kỷ niệm 20 năm vụ tấn công khủ‌ng b‌ố 2 tòa tháp đôi cao nhất thế giới, sự kiện làm bùng nổ cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan. Trong tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định, kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan đã hoàn tất 90% và sẽ kết thúc sớm hơn dự kiến vào ngày 31-8.

Sau sự kiện 11-9-2001, Mỹ và đồng minh lật đổ chính quyền Taliban cầm quyền Afghanistan. Đất nước đã luôn chìm trong B.L xuyên suốt 2 thập kỷ qua. Sự hiện diện của lực lượng nước ngoài đã không thể dập tắt Taliban, thậm chí, tổ chức này đến nay đang trỗi dậy mạnh mẽ. Tính riêng từ năm 2009 đến 2020, đã có hơn 38.000 dân thường thiệt mạng, hơn 70.000 người bị thương. Kể từ đầu năm 2021 đến nay, thương vong tiếp tục gia tăng nghiêm trọng trong bối cảnh B.L leo thang.

Lực lượng Taliban đang càn quét khắp các vùng nông thôn của Afghanistan. Thống kê từ giới quan sát khu vực cho thấy, trước ngày 1-5 (ngày Mỹ khởi động tiến trình rút quân khỏi Afghanistan), Taliban kiểm soát 73 trong số 398 quận/huyện thuộc 34 tỉnh của Afghanistan. Đến tuần trước, Taliban đã kiểm soát 196 quận/huyện cùng khoảng 200 quận/huyện khác đang trong trạng thái giằng co.

Để kiểm chế nguy cơ rơi vào tình trạng thất trận, các chiến dịch tổng động viên, trang bị vũ khí cho dân thường, dân quân địa phương... đang được chính phủ đẩy mạnh. Bộ trưởng Quốc phòng Afghanistan Bismillah Mohammadi đánh giá, giao tranh với Taliban đang diễn ra rất ác liệt.

Đánh giá của giới quan sát nhận định, các lực lượng chính phủ Afghanistan ngày càng gặp khó khăn trong việc đẩy lùi các tay súng Hồi giáo mà không có sức mạnh không quân quan trọng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng như sự yểm trợ của Mỹ. Trong bối cảnh sức tấn công như vũ bão của Taliban, giới quan sát đánh giá, việc Taliban tiến về thủ đô Kabul chỉ là vấn đề thời gian.

Dù lạc quan cho rằng, quân đội Afghanistan có đủ khả năng chống lại cuộc tấn công của Taliban, song, Tổng thống Biden cũng nhận định, hoàn toàn có khả năng Taliban sẽ tiếp quản đất nước sau khi Mỹ rút quân.

Ngoài thực địa đáng buồn, trên bàn đàm phán, chính phủ Afghanistan và Taliban vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung để có thể đạt được một giải pháp chính trị có thể mang tới hòa bình thực chất cho đất nước. Dù hai bên cùng chung khẳng định rằng, chiến tranh không phải là giải pháp, song, nỗ lực đạt được giải pháp chính trị, chia sẻ quyền lực để mang tới hòa bình vẫn rất mơ hồ. Quá trình đàm phán được khởi động từ tháng 9-2020 với sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế nhưng B.L vẫn phủ “bóng đen” lên bàn đàm phán.

Giới chuyên gia chính trị cho rằng, khả năng không đạt được giải pháp chia sẻ quyền lực là rất cao bởi bất đồng giữa hai bên mang tính bản chất đã kéo dài hàng thập kỷ và khó có thể hóa giải. Ngay trong nội tại Chính phủ Afghanistan cũng chia rẽ, nhiều bất đồng.

Trong khi đó, Taliban luôn cho thấy sự cứng rắn, thể hiện rõ nét ở việc sử dụng tình trạng leo thang B.L như một “đòn bẩy” chính trị. Thậm chí, nhiều ý kiến còn cho rằng, Taliban sẽ không bao giờ từ bỏ mục tiêu tái lập một đất nước Hồi giáo của mình.

Cũng theo giới chuyên gia, trên cơ sở những gì đang diễn ra, chính phủ Afghanistan đang ngày càng khó nắm giữ quyền lực. Nguy cơ đất nước lâm vào cảnh nội chiến chính thức đã gần ngay trước mắt. Bởi trên thực tế, các phong trào chống Taliban đang bùng nổ khắp đất nước cũng cho thấy sự không hài lòng với Chính phủ Afghanistan. Như vậy, cuộc chiến này sẽ không chỉ giữa Chính phủ Afghanistan và Taliban mà còn nhiều lực lượng đối địch với cả 2. Vì vậy, nếu nội tại Afghanistan không tìm được sự thống nhất thì chắc chắn đất nước sẽ tiếp tục chìm sâu trong thảm cảnh B.L với nguy cơ rất cao xảy ra một cuộc nội chiến dai dẳng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật