Chi tiêu tăng, ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân hạ xuống

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mỹ từ lâu đã cảnh báo về việc gia tăng nguy cơ xảy ra xung đột hạt nhân, nhưng lại là nước chi tiêu lớn nhất cho vũ khí hạt nhân.
Chi tiêu tăng, ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân hạ xuống
Các nước gia tăng chi tiêu cho vũ khí hạt nhân và gia tăng số lượng đầu đạn đưa vào tác chiến

Theo một báo cáo được viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm (SIPRI) đưa ra hồi giữa tháng 6 vừa qua, các cường quốc hạt nhân đã tăng số lượng đầu đạn được triển khai vào năm 2020.

Theo báo cáo, chín cường quốc hạt nhân gồm: Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên sở hữu khoảng 13.080 vũ khí hạt nhân vào đầu năm 2021. Con số này ít hơn so với 13.400 vũ khí hạt nhân do các quốc gia nắm giữ, mà SIPRI ước tính vào đầu năm 2020.

Tuy nhiên, báo cáo của SIPRI lại cho biết rằng, số lượng đầu đạn hạt nhân của các lực lượng tác chiến của các nước được triển khai cho đến nay đã lên tới 3.825, tăng từ 3.720 vào đầu năm ngoái, trong đó, chỉ tính riêng Nga và Mỹ chiếm hơn 90% kho vũ khí hạt nhân của thế giới.

Trong khi đó, chi tiêu toàn cầu cho vũ khí hạt nhân trong năm 2020 là 72,6 tỷ USD, tăng 1,4 tỷ so với năm 2019.

Trong đó, Hoa Kỳ là thủ lĩnh dẫn đầu trong số 9 cường quốc hạt nhân về chỉ số chi tiêu này, với ngân sách khoảng 37,4 tỷ USD. Trung Quốc đứng thứ hai với 10,1 tỷ USD; còn Nga xếp thứ ba với mức chi 8 tỷ USD, tiếp theo là Anh (6,2 tỷ), Pháp đứng thứ 5 với 5,7 tỷ.

Các nước còn lại trong “Nhóm 9” là Ấn Độ, Israel và Pakistan mỗi nước đã chi hơn 1 tỷ USD, còn Triều Tiên với tiềm lực kinh tế thấp nhất nhưng cũng đã chi tới 667 triệu USD.

Cùng với việc chi tiêu cho vũ khí hạt nhân tăng lên, số lượng đầu đạn hạt nhân tác chiến được triển khai cũng gia tăng.

Đặc biệt là số lượng đầu đạn hạt nhân chiến thuật [công suất thấp, sức hủy diệt nhỏ hơn các đầu đạn chiến lược] tăng cao cũng làm dấy lên lo ngại về sự hạ thấp mức ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân của các nước, dẫn đến gia tăng nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ từ năm ngoái đã chỉ ra nguy cơ ngày càng tăng về khả năng có thể xảy ra xung đột liên quan đến vũ khí hạt nhân. Điều này được tờ báo Mỹ New York Post đưa tin hôm 09/7, trích dẫn báo cáo hồi năm ngoái của Lầu Năm Góc mà họ được tiếp cận.

Theo tin báo đăng, tài liệu nói trên đề tháng 4/2020 được công bố vào tuần trước theo yêu cầu của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (Federation of American Scientists, FAS).

Lầu Năm Góc khi đó khẳng định rằng "trong khi Mỹ tiếp tục giảm số lượng và bớt ưu tiên đến vũ khí hạt nhân thì các nước khác, bao gồm cả Nga và Trung Quốc, lại đi theo hướng ngược lại".

Đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ và chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump cũng tỏ ý lo ngại về việc Triều Tiên mong muốn sở hữu vũ khí hạt nhân và Iran có khả năng công nghệ và phần lớn công suất có thể chế tạo vũ khí hạt nhân trong vòng một năm.

Tài liệu nói rằng, các đối thủ của Hoa Kỳ [ví dụ như Nga, Trung Quốc…] đã có các loại vũ khí hạt nhân mới, nâng cao tầm quan trọng của các lực lượng hạt nhân và đang thể hiện “cách xử sự ngày càng hung hăng”.

"Hiện tại hình thành phạm vi và tập hợp chưa từng có các mối đe dọa, bao gồm vũ khí thông thường, vũ khí hóa học, sinh học, hạt nhân, vũ khí không gian, các mối đe dọa an ninh mạng và những hành động thù địch từ phía những kẻ tấn công không liên quan đến nhà nước" - báo cáo nhấn mạnh.

Lầu Năm Góc nhận định, có nguy cơ cao xảy ra xung đột khu vực ở các nơi khác nhau trên thế giới có sự can dự của các đối thủ sở hữu vũ khí hạt nhân, cũng như khả năng leo thang hạt nhân ngày càng tăng trong bối cảnh khủng hoảng hoặc xung đột.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật