TP.HCM: Tiểu thương chợ truyền thống phải lấy tên, số điện thoại khách để phòng… truy vết

Kem Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chiều 26.6, Sở Công thương TP.HCM có công văn hỏa tốc về vấn đề tăng cường các biện pháp ứng phó khẩn cấp trong công tác phòng chống dịch Covid-19 đối với chợ truyền thống.
TP.HCM: Tiểu thương chợ truyền thống phải lấy tên, số điện thoại khách để phòng… truy vết
TP.HCM “siết“ chợ truyền thống bằng việc triển khai tiểu thương ghi nhật ký bán hàng để có dữ liệu cách ly, truy vết chống dịch Covid-19 ẢNH: NG.NG

Để đảm bảo hàng hóa lưu thông liên tục, không bị gián đoạn do xuất hiện ca nhiễm dịch Covid-19 tại một số chợ truyền thống, nhằm thực hiện chỉ đạo của UBND TP.HCM tại cuộc họp giao ban Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25.6, Sở Công thương đề nghị UBND thành phố Thủ Đức, các quận, huyện tăng cường các biện pháp ứng phó khẩn cấp tại các chợ truyền thống.

Bản tin Covid-19 ngày 26.6: Dốc toàn lực chặn đứng dịch bệnh “leo thang”

Cụ thể, Sở chỉ đạo đơn vị quản lý chợ thực hiện đúng hướng dẫn hoạt động kinh doanh với các mặt hàng lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm, tạm ngưng hoạt động đối với toàn bộ hàng hóa không thiết yếu. Đồng thời, thông báo cụ thể thông tin hàng hóa lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm hoạt động và khu vực tổ chức kinh doanh tại chợ để khách hàng, người dân được biết.

Ngoài thực hiện nghiêm quy tắc 5K của Bộ Y tế, Sở Công thương yêu cầu các chợ triển khai tiểu thương thực hiện ghi nhật ký bán hàng tại chợ với đầy đủ thông tin: họ tên, số điện thoại liên lạc của khách hàng, thời điểm giao dịch trong ngày… để phục vụ việc truy vết, cách ly khi cần thiết.

Ngoài ra, các chợ truyền thống phải được phong tỏa cửa phụ, lối đi phụ của chợ để phân luồng lối ra - vào và tập trung nhân lực kiểm soát khu vực chính nhằm đảm bảo việc giám sát thương nhân, người lao động và khách ra vào chợ thực hiện đủ các biện pháp phòng chống dịch; triển khai phương án phân luồng, di chuyển một chiều, điều tiết lượng khách vào chợ bảo đảm khoảng cách tối thiểu 1,5 mét cho người dân khi mua sắm.

Chợ truyền thống vẫn hẩm hiu dù TP.HCM đã dẹp chợ tự phát phòng Covid-19

Với chợ có mật độ mua sắm đông, nguy cơ lây nhiễm cao, tùy thuộc tình hình thực tế, các đơn vị quản lý chợ cần rà soát tổng thể để có phương án điều tiết khu vực kinh doanh phù hợp. Nghiên cứu thực hiện phương án phát phiếu và chợ, tổ chức cho thương nhân kinh doanh xen kẽ, luân phiên nhằm giảm sự tập trung…   

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 11794
  1. TP.HCM thêm 419 ca Covid-19 trong 24h, có 84 trường hợp chưa rõ nguồn lây
  2. TPHCM: Có người bệnh COVID-19 diễn tiến xấu rất nhanh dẫn đến tử vong
  3. TP.HCM xem xét lấy khu tái định cư làm điểm cách ly tập trung 5.000 người
  4. TP.HCM ghi nhận thêm 151 ca mắc mới COVID-19 trong trưa 2/7
  5. Nhiều bệnh nhân Covid-19 chuyển nặng nhanh, TP.HCM ra văn bản khẩn
  6. Hóc Môn siết giãn cách ở 4 xã, thị trấn
  7. TP.HCM phát hiện 85 người mắc Covid-19 qua xét nghiệm sàng lọc
  8. Tối 1/7: Thêm 264 ca Covid-19, hơn một nửa tại TP.HCM
  9. TP HCM: Cập nhật 636 điểm phong tỏa liên quan Covid-19, tăng thêm 67 điểm
  10. Chiến sĩ công an mắc Covid-19 ở TP.HCM hồi phục kỳ diệu
  11. TP.HCM dừng chợ truyền thống ở Bình Tân: Tiểu thương “bủn rủn mới bán được 20.000 đồng”
  12. 319 cán bộ, sinh viên y tế Hải Dương lên đường chi viện cho TP.HCM
  13. TP.HCM: Bình Tân dừng chợ truyền thống từ 0 giờ ngày 1/7
  14. TPHCM phong tỏa chợ Bình Thới vì liên quan ca nghi mắc COVID-19
  15. TP.HCM khoanh vùng, phong tỏa công ty trong khu công nghệ cao
  16. Nhìn lại chiến dịch tiêm chủng vaccine “thần tốc” ở TP.HCM
  17. TP HCM tăng test nhanh kháng nguyên
  18. TP.HCM phân loại 4 nhóm được ưu tiên sử dụng kit test nhanh
  19. Thành phố Hồ Chí Minh mở chiến dịch cao điểm truy vết, xét nghiệm, tìm F0
  20. Thành phố Hồ Chí Minh thí điểm cách ly y tế tại nhà đối với trường hợp F1
  21. Khi cách ly tại nhà, F1 ở TP.HCM phải đảm bảo những điều kiện gì?
Video và Bài nổi bật