Mặc Covid-19 tàn phá, hàng ngàn người Ấn Độ đổ về sông Hằng ngâm mình

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dù làn sóng Covid-19 thứ 2 vẫn chưa hạ nhiệt, thế nhưng nhiều người Ấn Độ vẫn thản nhiên tụ tập đông đúc bên bờ sông Hằng để ngâm mình đón lễ hội.
Mặc Covid-19 tàn phá, hàng ngàn người Ấn Độ đổ về sông Hằng ngâm mình
Hình ảnh các tín đồ thản nhiên tụ tập đông đúc bên bờ sông Hằng như thể chưa từng có mùa Covid-19 nào. (Ảnh: NDTV)

Ấn Độ đang được xem là một trong những quốc gia có tình hình dịch bệnh ở mức đáng báo động trên thế giới. Thời gian gần đây, đất nước này đã liên tục ghi nhận hàng loạt ca mắc mới. Số ca không qua khỏi mỗi ngày cũng luôn ở mức trên 1.000 người. 

Đáng nói, dù đang trong tình trạng ấy, thế nhưng hàng nghìn người Ấn Độ mới đây lại đổ về khu vực sông Hằng tại thành phố Hapur để tham gia lễ hội tín ngưỡng, bất chấp nguy cơ lây nhiễm.

Vào ngày 20/6 vừa qua, hàng nghìn người Ấn Độ đã đổ về khu vực sông Hằng tại thành phố Hapur, bang Uttar Pradesh, cùng nhau thực hiện nghi lễ ngâm mình trong nước sông tại lễ hội tôn giáo Ganga Dussehra, bất chấp mọi quy định phòng chống dịch Covid-19.

Tuy vẫn chưa thể xác nhận hoạt động tụ tập này có được nhà chức trách địa phương cho phép hay không, nhưng trong bối cảnh làn sóng Covid-19 đang bùng phát đáng báo động như hiện nay ở Ấn Độ thì những hình ảnh trên vẫn khiến cả thế giới lo ngại.

Nếu xét theo những quy định do chính quyền bang công bố trước đó thì đáng ra các hoạt động tụ tập đông người, bất kể là hoạt động tôn giáo hay hoạt động khác đều nên hạn chế. Đặc biệt, việc tắm trên sông Hằng trong lễ hội Ganga Dussehra cũng được nêu rõ là không được phép. Tại Bang Uttar Pradesh hiện nay, mới chỉ cho phép mở lại các trung tâm mua sắm và nhà hàng sau hơn 2 tháng cấm hoạt động.


Nhiều người tụ tập bên bờ sông Hằng. (Ảnh: NDTV)

Nhắc đến sông Hằng, nhiều người trên thế giới còn chưa hết bàng hoàng trước cảnh tượng những th‌i hà‌i lần lượt trôi dạt vào bờ. Theo Daily Mail, rất có thể những người xấu số này chính là bệnh nhân mắc Covid-19 không qua khỏi. Do không đủ phòng hoả táng hay chỗ chôn cất nên họ đã bị ném xuống sông Hằng.

Nghiêm trọng hơn, theo India Today, các nhà khoa học thuộc Học viện Công nghệ Ấn Độ và Đại học Jawaharlal Nehru đã phát hiện dấu vết của virus SARS-CoV-2 trong các mẫu nước ở một vài hệ thống sông, hồ ở khu vực miền Tây nước này, như sông Sabarmati, hồ Kankria, hồ Chandola.

Giáo sư Manish Kumar - một trong những người quan trọng thuộc nhóm nghiên cứu cho biết, virus SAR-CoV-2 có thể tồn tại một thời gian dài trong môi trường nước. Đây là một mối nguy hại tiềm tàng và rất có thể sẽ khiến cho nguy cơ dịch bệnh lây lan tăng cao.


Những nấm mồ bên bờ sông Hằng. (Ảnh: The Economic Times)

Đây cũng không phải là lần đầu tiên các tín đồ tôn giáo Ấn Độ tụ tập, tổ chức lễ hội dù dịch bệnh đang "tàn phá" đất nước. Trước đó, vào tháng 4, khi cả thế giới đang tăng cường cảnh báo mối nguy hại khôn lường do Covid-19 gây ra thì nhiều người Ấn Độ lại cùng nhau tổ chức lễ hội Kumbhmela tại Haridwar.

Sự kiện này chính là nguyên nhân làm bùng lên làn sóng Covid-19 thứ hai tại Ấn Độ. Xuyên suốt tháng 4, tháng 5, khắp đất nước này đều bao phủ những tiếng khóc thương, những cảnh tượng tang tóc đến đáng sợ. Chỉ trong một thời gian ngắn, nó đã khiến hàng nghìn người vô tội phải ra đi trong đau đớn. 

Thế nhưng, bài học thảm khốc này có lẽ đã không đủ để khiến cho các tín đồ Ấn Độ phải e sợ. Rất có thể, chính sự chủ quan của họ sẽ dẫn đến làn sóng dịch bệnh Covid-19 thứ 3 cho đất nước. 


Chỉ 2 tháng trước, Ấn Độ đã từng tụ tập đông người mừng lễ hội giữa đại dịch. (Ảnh: Nikkei Asia)

Theo NDTV, các bác sĩ và chuyên gia sức khỏe cộng đồng Ấn Độ đang cảnh báo làn sóng dịch bệnh thứ ba có thể đến sớm hơn nhiều so với dự kiến tại đất nước này.

Theo Tiến sĩ Randeep Guleria, Giám đốc viện Khoa học Y tế Ấn Độ của New Delhi và là thành viên của Lực lượng Chuyên trách Covid-19 của Ấn Độ nhận định: "Làn sóng thứ ba là không thể tránh khỏi và nó có thể tấn công Ấn Độ trong vòng 6-8 tuần tới hoặc có thể lâu hơn một chút... Tất cả phụ thuộc vào cách chúng ta thực hiện các hành động chống dịch Covid-19 và ngăn chặn các đám đông tụ tập".

Ông cũng nhấn mạnh: "Chúng ta dường như không thể rút ra được bài học từ những gì đã xảy ra trong làn sóng dịch bệnh thứ nhất và thứ hai. Một lần nữa, các đám đông lại xuất hiện, mọi người lại tụ tập... Chỉ một thời gian nữa số ca nhiễm bắt đầu tăng lên trên quy mô toàn quốc".


Khắp Ấn Độ chỉ toàn những cảnh tượng đau thương do Covid-19 đem lại. (Ảnh: BBC)

Theo Worldometers, tính đến 0h ngày 23/6, Ấn Độ đã ghi nhận 30.027.850 ca mắc Covid-19, trong đó số người không qua khỏi là 390.691 trường hợp. Riêng ngày 22/6 ghi nhận thêm 42.640 ca nhiễm mới và 1.167 ca không qua khỏi vì Covid-19. Các chuyên gia nhận định, con số trên thực tế còn cao hơn gấp nhiều lần so với số liệu thống kê chính thức.

Bên cạnh Ấn Độ, nhiều quốc gia trên khắp thế giới cũng đang phải "căng mình" chống dịch, trong đó có cả Việt Nam. Vậy nên, việc nâng cao ý thức của toàn dân là rất cần thiết.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật