Cách vượt khủng hoảng khi sang nước ngoài làm việc

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lê Thanh Huyền, 36 tuổi, nhớ lại lý do tại sao có mặt ở Đức, kết bạn và tìm một thú vui để nhanh chóng thích nghi khi tới nước này làm việc.
Cách vượt khủng hoảng khi sang nước ngoài làm việc
Huyền tới thăm Bordeaux, Pháp, năm 2020. Ảnh: NVCC.

Thanh Huyền, quê Thanh Hóa, đã sống và làm việc ở Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Bỉ và Đức, hiện là Marketing Specialist trong một tập đoàn hàng đầu của Nhật, văn phòng chi nhánh châu Âu tại Đức. Huyền đồng sáng lập trang song ngữ Anh - Việt - Beyond Tra Da Podcast, để chia sẻ việc học, xin học bổng, cuộc sống và định hướng công việc cho các bạn trẻ.

Quá trình hội nhập, làm việc ở đa quốc gia, Huyền tự học cách thích nghi với cuộc sống mới để đời sống tinh thần tốt hơn khi đến một thành phố hoàn toàn xa lạ, không người thân, bạn bè, thậm chí không biết cả ngôn ngữ.

Tôi bắt đầu làm việc chính thức ở công ty tại Đức ngày 2/1/2017 và phải sang trước vài ngày, đón Tết Dương lịch ở đây.

Trước khi sang, tôi đã thuê được nhà cho 3 tháng, gần bến tàu Frankfurt HBF, nhưng chỉ có thể vào ở sau Tết Dương lịch. Nếu ai đã ở châu Âu sẽ biết mùa đông ở đây lạnh lẽo và âm u nhường nào. Đặt chân đến khách sạn, tôi để tạm hành lý và đi ra ngoài. Đường phủ đầy tuyết, lạnh thấu ra thấu thịt, trong khi tôi không người thân, không một người bạn, không hiểu người xung quanh đang nói gì. Cảm giác cô đơn ập đến trong tôi, đỉnh điểm là tối giao thừa dương lịch.

Tôi xa nhà từ khi 1‌8 tuổ‌i, ra Hà Nội học đại học rồi sang Trung Quốc, tới Singapore và du học. Trước khi tới Đức, tôi đã có một năm ở Bỉ. Tôi nghĩ đã quen với việc làm lại từ đầu xong điều đó không có nghĩa là bớt khó khăn hơn.

Tôi nhận ra khoảng cách về văn hóa giữa châu Á và châu Âu lớn hơn nên thích nghi ở châu Âu sẽ vất vả hơn khi ở châu Á. Tôi hiểu cảm giác của nhiều người khi sang châu Âu rằng nhiều lúc chỉ muốn bỏ về. Tôi đã vực dậy tinh thần khi trải qua cảm giác này như sau:

1. Nhớ lại vì sao tôi đang có mặt ở thành phố này. Tôi đặt chân sang một thành phố khác là có lý do, vì muốn được khám phá châu Âu, được làm việc để học hỏi, mở mang tầm hiểu biết. Nhớ lại lý do tại sao bạn có mặt ở đó là bước đầu tiên để vượt qua khủng hoảng tinh thần.

2. Nhớ rằng không có gì tồn tại mãi mãi. Cảm giác cô đơn, nhớ nhà trong bạn rồi sẽ qua đi. Cùng với thời gian, bạn sẽ thiết lập cho mình một cuộc sống mới.

3. Hình dung ra cuộc sống mới của bạn thế nào? Bạn sẽ có bạn bè để đi chơi cùng cuối tuần, bạn sẽ được khám phá vùng đất mới ngoài thời gian đi học đi làm...

4. Dùng lý trí để nhận biết rằng kỷ niệm luôn đẹp hơn thực tế. Những gì bạn đang nhớ về cuộc sống cũ đã qua bộ lọc thần kỳ của bộ não và chỉ còn những kỷ niệm đẹp. Ở nơi nào đó cũng sẽ có những điều khiến bạn bực dọc, không hài lòng và cũng sẽ có những điều tuyệt vời chờ đón bạn. Quan trọng là cách bạn nhìn nhận vấn đề.

5. Nỗ lực tìm/kết bạn: Để cuộc sống ở một thành phố mới trở nên vui vẻ hơn và không cảm thấy cô đơn, bớt nhớ nhà, bạn cần có bạn bè. Bạn không cần có nhiều nhưng nên có một vài người để gặp gỡ hàng tuần, nấu ăn cùng, đi bộ, đi chơi... Đời sống tinh thần của bạn sẽ trở nên phong phú hơn rất nhiều khi kết thêm bạn.

Bạn nên cố gắng có những người bạn khác biệt. Tôi lười khám phá nhưng bạn của tôi thích leo núi, chèo ca nô và bắn cung. Các bạn ấy sẽ giúp tôi vượt qua khỏi vùng an toàn và thử những điều mới mẻ mà nếu tự mình, tôi sẽ không làm.

Bạn có thể tìm các nhóm trong Meet up hoặc Facebook để tìm bạn phù hợp. Tôi gặp bạn ở nhóm leo núi và nhóm khám phá đồ ăn đường phố, từ đó họ giới thiệu những người bạn khác cho tôi.

Không ai đặt một người bạn đến trước các bạn và bảo rằng "từ nay hai người sẽ là bạn". Thế nên, để có bạn, ai cũng phải nỗ lực tìm kiếm.

Với những người hướng nội, bạn có thể đánh lừa não bộ một chút để đẩy mình ra khỏi nhà.

6. Tìm cho mình một hobby (thói quen, thú vui). Ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định sức khỏe tinh thần phụ thuộc nhiều vào việc bạn có một hobby nào đó không.

Với tôi, đó là sở thích đi leo núi và thói quen viết nhật ký hàng tuần. Hồi ở Việt Nam, tôi lười tập thể dục và sang Đức sống mới bắt đầu tập leo núi rồi nghiện lúc nào không hay.

Lần đầu tiên tôi đi leo núi ở Đức đúng hôm trời mưa và lạnh, đã định quay về xong cuối cùng vẫn tiếp tục. Đến giờ sau hơn 4 năm ở Đức, một trong những cảm giác tuyệt nhất của tôi là đi đến một thành phố nào đó, ngắm cảnh khi ngồi trên tàu/xe, leo 14-15 km, rồi cuối cùng cũng đến đích và cuối ngày về ăn phở. Đôi khi có những việc các bạn không muốn thử vì ngoài vùng an toàn của mình, song hãy cứ thử vì biết đâu bạn lại tìm thấy đam mê mới của mình.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật