Nếu không truy vết được, các địa phương phải giãn cách

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Các địa phương phải nhanh hơn, mạnh hơn, quyết liệt hơn. Phải song song vừa lấy mẫu, vừa khoanh vùng, vừa truy vết. Nếu không truy vết được phải thực hiện giãn cách xã hội”, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế, chỉ đạo chiều 2/2 tại cuộc họp trực tuyến với 8 tỉnh, thành phố đang có dịch COVID-19.
Nếu không truy vết được, các địa phương phải giãn cách
Các địa phương có dịch COVID-19 họp trực tuyến với Bộ trưởng Y tế chiều 2/2Ảnh: T.Hà

Chủng mới lây nhanh hơn 70%

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói rằng, việc phòng chống dịch đợt này phải khác so với những lần trước, tức là vừa phải truy vết, xét nghiệm vừa phải phong tỏa rộng. Chủng mới lây lan nhanh hơn 70%, trong khi có đến 70-80% bệnh nhân không có triệu chứng nên sẽ dễ bị bỏ qua trong các công đoạn rà soát. Vì thế, các địa phương phải thay đổi chiến thuật và nâng cao hơn một mức, nhanh hơn một mức trong phòng chống dịch.

“Trước đây, chúng ta tính toán tất cả các phương án đưa ra và thấy rằng nếu địa phương nào truy vết được thì truy vết, còn địa phương nào không truy vết được sẽ áp dụng ngay các biện pháp giãn cách xã hội trong một khu vực hẹp nhất định, đồng thời cần thiết phải lấy mẫu trên diện rộng. Đó là sự thay đổi trong lần này. Vấn đề thứ 2 phải nhanh hơn, nghĩa là phải áp dụng ngay các biện pháp. Đấy là lý do sáng 2/2, chúng tôi kiến nghị thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và thực hiện lẫy mẫu trên diện rộng, trước hết tập trung các điểm đã phát hiện bệnh nhân. Đối với một số nơi khác cũng tương tự như vậy. Chúng ta phải tiến hành song song hai biện pháp như vậy thì mới có thể ngăn chặn được như Chí Linh đã làm”, Bộ trưởng nói.

Bộ Y tế chi viện cho Gia Lai, Bình Dương

Hôm nay (3/2), Bộ Y tế điều động nhiều đơn vị chủ lực hỗ trợ toàn diện cho Gia Lai chống dịch. Báo cáo của ông Mai Xuân Hải, Giám đốc Sở Y tế Gia Lai, cho thấy, riêng ngày 2/2, tỉnh này ghi nhận thêm 7 ca mắc, nâng tổng số lên 13 trường hợp (trong 3 ngày). Toàn tỉnh đã truy vết được 303 trường hợp F1 và 634 F2. Bước đầu lấy mẫu được 6.500 trường hợp, song công suất xét nghiệm của tỉnh hiện rất thấp (200 mẫu/ngày) nên phải nhờ viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên hỗ trợ xét nghiệm thêm 500 mẫu/ngày. Do 1 ca bệnh từng đến bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai khám bệnh, tỉnh quyết định phong toả bệnh viện từ trưa qua. Hôm nay lấy mẫu toàn bộ 300 nhân viên y tế, 1.200 bệnh nhân và người nhà để xét nghiệm. Sở Y tế Gia Lai tính phương án chuyển mẫu đến viện Pasteur Nha Trang và viện Sốt rét Ký sinh trùng côn trùng Quy Nhơn để họ hỗ trợ xét nghiệm. Từ đầu cầu Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị Gia Lai tính đến xét nghiệm tại chỗ; Bộ Y tế sẽ điều động viện Pasteur TPHCM ngay lập tức đưa nhân lực, máy móc lên Gia Lai thiết lập 1 labo xét nghiệm, hỗ trợ địa phương.

Ông Viên Chinh Chiến, viện trưởng viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, cho biết, đội truy vết của tỉnh Gia Lai hiện có 200 người, mỗi ngày truy vết tối đa 300-400 trường hợp F1. Song ông Chiến cho biết, việc điều tra dịch tễ đang gặp rất nhiều khó khăn. 13 ca bệnh tập trung tại 4 huyện miền núi, đi lại vất vả nên không thể làm nhanh. “Lần này hành động phải nhanh, nếu gửi mẫu về TPHCM thì quá trễ. Nếu đợi thêm 1-2 ngày lại có thêm ca khác, khi đó chật vật chạy theo. Vừa rồi dịch ở Hải Dương ban đầu phải gửi mẫu về Hà Nội xét nghiệm, rất mất thời gian”, Bộ trưởng Y tế nói.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, chủng COVID-19 mới lây qua không khí nên khả năng lây nhiễm cao hơn. Đồng bào Tây Nguyên lại có thói quen sinh hoạt chung với nhau nên phải gấp rút triển khai nhiều giải pháp để giảm lây nhiễm. Về quyết định đóng cửa toàn bộ bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc bệnh viện Bạch Mai, nói: “Cần xem xét lại vì đây là nơi cứu chữa, điều trị tất cả bệnh nhân trong khu vực. Nếu đóng cửa toàn bộ sẽ là thảm hoạ”. Ông Tuấn đề nghị chỉ cách ly những nhân viên tại khoa bệnh nhân đã đi qua, sau đó đóng cửa, làm sạch bệnh viện và mở cửa trở lại càng nhanh càng tốt. Đồng quan điểm, Bộ trưởng Y tế chỉ đạo không cần phong toả cả bệnh viện, trừ trường hợp xuất hiện lây chéo trong bệnh viện. Ông Long đề nghị Gia Lai chuẩn bị ngay phương án điều trị tại chỗ, thành lập một bệnh viện d‌ã chi‌ến, dồn tất cả bệnh nhân dương tính về đó điều trị. Bộ Y tế cũng gấp rút điều đội truy vết có kinh nghiệm của Đà Nẵng, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Bạch Mai chi viện cho Gia Lai về công tác truy vết, cách ly, điều trị.

Với 4 ca dương tính, tỉnh Bình Dương cũng được xác định là điểm nóng, tình hình phức tạp. Trong đó, ca bệnh là sinh viên (BN1843) rất phức tạp. Đại học Thủ Dầu Một là một trường đại học lớn, hơn 10.000 sinh viên, sinh viên năm thứ nhất học tín chỉ không biết nhau nhiều, vì thế, việc truy vết rất khó. Đến chiều 2/2, trong số F1 của BN1801 tiếp tục có 2 ca dương tính.

Dù đã truy vết thần tốc, cách ly rộng, nâng mức cảnh báo lên một cấp, phong tỏa, giãn cách một số nơi, nhưng Bình Dương dự đoán tình hình dịch tại tỉnh này rất phức tạp. Tỉnh chưa được xét nghiệm khẳng định mà phải gửi mẫu lên viện Pasteur TPHCM. Bộ trưởng Y tế lập tức chỉ đạo viện trưởng viện Pasteur TPHCM đánh giá năng lực xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Bình Dương, nếu đủ điều kiện, có thể cho xét nghiệm khẳng định ngay, không cần báo cáo về Bộ. Bình Dương đã chuẩn bị bệnh viện d‌ã chi‌ến 400-500 giường, tuy nhiên, nếu tình hình dịch diễn biến phức tạp, có ca nặng, tỉnh mong muốn Bộ Y tế hỗ trợ về con người, trang thiết bị. Theo Bộ trưởng, dù ca nhiễm còn ít nhưng bài học từ Hải Dương là cần hình thành ngay cơ sở điều trị, thành lập các bệnh viện d‌ã chi‌ến.

“Bộ Y tế nhấn mạnh với các địa phương, nhất là các tỉnh chưa có dịch vẫn còn luống cuống, giờ không được phép lơ là, chủ quan vì lây nhiễm đã hoàn toàn khác. Các tỉnh không được dùng các biện pháp cũ như trước, phải dùng biện pháp mới nhanh hơn, mạnh hơn, quyết liệt hơn”, ông Long chỉ đạo.

Virus biến chủng mới trên bệnh nhân ở Hải Dương, Quảng Ninh

Sáng 2/2, viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, các nhà khoa học của viện đã lấy mẫu, xét nghiệm và giải trình tự gene SARS-CoV-2 trên 16 mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân COVID-19. Kết quả cho thấy, 11/16 mẫu có tín hiệu tốt và liên quan đến 2 ổ dịch Hải Dương và Quảng Ninh. 11 mẫu này đều có trình tự gene tương tự virus B.1.1.7 lần đầu xuất hiện tại Anh hồi tháng 12/2020. Theo các nhà khoa học, biến chủng B.1.1.7 được cho là có khả năng lây lan nhanh hơn so với các chủng SARS-CoV-2 trước đây. Đây là biến chủng đang gây nên sự bùng phát mạnh của đại dịch COVID-19 ở Anh và nhiều nước châu Âu khác. 

Thêm 31 ca mắc trong cộng đồng

Ngày 2/2, Bộ Y tế cho biết có thêm 32 ca mắc COVID-19, trong đó 1 ca nhập cảnh được cách ly ngay. Trong 31 ca lây nhiễm cộng đồng, tỉnh Quảng Ninh ghi nhận 8 bệnh nhân gồm 5 F1 liên quan ổ dịch Công ty Poyun ở tỉnh Hải Dương, 3 F1 liên quan ổ dịch sân bay Vân Đồn ở Quảng Ninh. Tỉnh Hải Dương có thêm 19 bệnh nhân gồm 18 F1 liên quan ổ dịch thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Tại Gia Lai thêm 3 ca mắc mới, là 3 F1 liên quan ổ dịch Chí Linh. Hà Nội ghi nhận 1 bệnh nhân (nam, 51 tuổi, trú tại phường dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy), là  F1 của bệnh nhân liên quan ổ dịch Chí Linh.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 11077
  1. Quảng Bình ghi nhận thêm 95 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng
  2. Quảng Bình có thêm 31 ca nhiễm Covid-19 mới
  3. Cả 6 người trong một gia đình từ TP.HCM về Quảng Bình dương tính SARS-CoV-2
  4. Ngày thứ 10 Quảng Bình không ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng đồng
  5. Quảng Bình: Phát hiện 3 ca dương tính với SARS-CoV-2 đầu tiên trong cộng đồng
  6. Cả hệ thống chính trị tập trung cao độ nhằm ngăn chặn Covid-19 lây nhiễm vào Quảng Bình
  7. Quảng Bình: Một sinh viên về từ TP HCM tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19
  8. Thành lập Chốt kiểm soát phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại Cảng hàng không TP. Đồng Hới
  9. Yên Bái: 2 trường hợp trốn cách ly bị xử phạt 20 triệu đồng
  10. Xét nghiệm SARS-CoV-2 các nhân viên Cảng hàng không Liên Khương
  11. Tăng cường phòng chống Covid-19 tại các khu du lịch ở Lạc Dương
  12. Chủng virus mới lây nhiễm trong không khí, tốc độ lây lan hơn 70%, đa số bệnh nhân không có triệu chứng
  13. Không còn nghi ngờ gì nữa, dàn Wags Việt toàn hot girl đều từ mảnh đất này
  14. Sáng 3/2, Hà Nội và 3 địa phương khác có thêm 9 ca mắc COVID-19 ở cộng đồng
  15. Sáng nay, thêm 9 ca Covid-19 trong cộng đồng tại Hà Nội, Hải Dương, Gia Lai, Bình Dương
  16. Nhiều trường học trở thành nơi cách ly, cô trò bỏ Tết “gồng mình” chống dịch
  17. 80% ca mắc Covid-19 không có triệu chứng, bệnh viện dễ để lọt ca bệnh
  18. 80% bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng
  19. Đồng Tháp: Tạm dừng hoạt động tập trung đông người để phòng, chống Covid-19
  20. Thêm 9 ca mắc COVID-19 tại bốn tỉnh, thành phố
  21. “Người tuyên bố 10 ngày khống chế dịch chịu trách nhiệm về phát ngôn”
Video và Bài nổi bật