Đồng bạc xanh và thị trường chứng khoán diễn biến ngược chiều trong tháng 11

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những hy vọng về vaccine phòng ngừa đại dịch Covid-19 đã thắp lên niềm tin về tương lai tươi sáng cho sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu năm 2021, và tâm lý này đã tác động mạnh đến thị trường chứng khoán, tỷ giá trong tháng 11.
Đồng bạc xanh và thị trường chứng khoán diễn biến ngược chiều trong tháng 11
Thị trường chứng khoán toàn cầu tăng điểm nhờ những thông tin vaccine có thể phòng ngừa được dịch bệnh Covid-19. Ảnh: TL

Thị trường chứng khoán thế giới đạt đỉnh

Kết thúc ngày 30/11/2020, thị trường chứng khoán toàn cầu chứng kiến những phiên giao dịch rầm rộ chưa từng có trong thời gian qua, đặc biệt là chứng khoán Mỹ. Theo tính toán từ Bloomberg, trong tháng 11/2020 thị trường chứng khoán tại hầu hết các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Anh, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đều diễn biến theo xu hướng tăng điểm.

Cụ thể, trong số các chứng khoán Mỹ có chỉ số Dow Jones tăng 10,05%; S&P 500 tăng 9,02%; Nasdaq tăng 10,23%. Tại đất nước mặt trời mọc chỉ số Nikkei 225 Future còn chứng kiến sự tăng điểm lớn hơn khi tăng 12,57%. Xếp sau đó là tại khu vực châu Âu, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 11,19%. Xu hướng tăng điểm rải đều khắp châu lục khi tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương chỉ số MSCI AC Asia Pacific tăng 10,01%, còn chỉ số CSI 300 của Trung Quốc cũng tăng 5,22%.

Thị trường chứng khoán chốt phiên theo hướng tích cực trên phần lớn là nhờ vào thông tin vaccine có thể phòng ngừa được dịch bệnh Covid-19 trong thời gian tới, từ đó mở ra những triển vọng về khả năng phục hồi mạnh của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2021, mặc dù một số quốc gia đang chuẩn bị đối mặt với một số căn bệnh của mùa đông.

Cũng theo Bloomberg, so với tháng 10/2020, các chỉ số chứng khoán trên cũng thể hiện xu hướng tăng điểm. Trong đó, tăng nhiều nhất là chỉ số NIKKEI 225 Future của Nhật Bản với 14,38%, sau đó là chỉ số Dow Jones với mức tăng 12,54%; các chứng khoán lần lượt tăng FTSE 100 (12,6%), Dow Jones (12,54%), NASDAQ (11,39%), MSCI AC Asia Pacific (11,12%), S&P 500 (9,91%) và CSI 300 (5,51%).

Ông Nader Naeimi, người quản lý quỹ thuộc AMP Capital Investors cho rằng, khi nào các số liệu kinh tế còn tiếp tục cải thiện, thì vẫn còn dư địa tăng cho những cổ phiếu có tính phụ thuộc cao vào chu kỳ kinh tế. Cổ phiếu chu kỳ, cổ phiếu giá trị sẽ là những nhóm hưởng lợi nhiều nhất khi có vaccine để tiêm chủng ngừa Covid-19 và thế giới dần trở lại bình thường. Điều này cũng giải thích cho sự tăng điểm kỷ lục của chứng khoán Mỹ bởi Mỹ hiện đang là quốc gia có số ca nhiễm và t‌ử von‌g Covid-19 cao nhất thế giới. Khi hãng dược Pfizer tuyên bố vaccine ngừa Covid-19 của hãng đạt hiệu quả hơn 90% và hãng Moderna cũng đưa ra kết quả thử nghiệm đạt tương tự đã khiến cho tâm lý lạc quan liên tục gia tăng. Do đó, tháng 11 là tháng chỉ số Dow Jones chứng kiến tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 01/1987.

Đồng USD chạm đáy

Ngược lại với xu hướng tăng điểm của thị trường chứng khoán là xu hướng giảm giá của đồng USD bởi vì dòng vốn đã đổ vào thị trường chứng khoán cũng như vào các kênh đầu tư khác (vàng, trái phiếu Chính phủ,..).

Theo Bloomberg, trong tháng 11/2020, đồng USD có xu hướng giảm giá đối với các đồng tiền chủ chốt như đồng Euro, đồng bảng Anh, đồng yên Nhật,…Cụ thể: đồng bạc xanh giảm gần 3% so với đồng tiền chung châu Âu, giảm gần 3,3% so với đồng bảng Anh, giảm 0,82% so với đồng Yên của Nhật Bản, giảm 1,6% so với đồng nhân dân tệ, giảm hơn 2% so với đồng đô la Singapore, giảm hơn 2,6% so với đồng won của Hàn Quốc và giảm mạnh nhất là 4,7% so với đồng đô la úc.

Theo thống kê của Trung Quốc cho thấy, sức khỏe của nước này đã được cải thiện đáng kể như chỉ số PMI đã tăng trở lại và đạt 53,6 điểm trong tháng 10/2020, minh chứng cho sự phục hồi mạnh mẽ của ngành sản xuất Trung Quốc sau đại dịch; tháng thứ 8 liên tiếp chỉ số niềm tin kinh doanh tăng khi đạt 51,4 điểm trong tháng 10 và chỉ số niềm tin tiêu dùng cũng tăng.

Những thông tin tích cực này đã thúc đẩy nhu cầu đối với các đồng tiền lợi nhuận cao hơn và thị trường chứng khoán tiếp tục đà tăng. Điều đó khiến cho tỷ giá của đồng USD giảm mạnh trong những tháng gần đây. So với tháng 10/2020 và tháng 11/2019, đồng USD cũng thể hiện xu hướng giảm giá so với các ngoại tệ khác. Và lần lượt giảm so với các đồng tiền khác trong tháng 10/2020, gồm có đồng EUR (2,83%), đồng bảng Anh (2,94%), đồng yên Nhật (0,75%), đồng đô la Úc (4,78%), đồng nhân dân tệ của Trung Quốc (1,60%), đồng đô la Singapore (2,13%) và đồng Won của Hàn Quốc (2,65%).

Với việc FED duy trì lãi suất không đổi và ứng phó chính sách của các nền kinh tế trước diễn biến bất thường của đại dịch Covid-19, trong đó có những quốc gia thiết lập các biện pháp tái kiểm soát Covid-19 sẽ góp phần tác động đến giá trị của đồng USD cũng như thị trường chứng khoán trong thời gian tới.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật