Hà Tĩnh: 6 người chết và 118 xã bị ngập do mưa lũ, thiệt hại hết sức nặng nề

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sáng nay 24-10, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức họp báo thông báo tình hình thiệt hại cũng như công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão lũ gây ra tại địa phương.
Hà Tĩnh: 6 người chết và 118 xã bị ngập do mưa lũ, thiệt hại hết sức nặng nề
Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Hà Tĩnh

Xem Video: Toàn cảnh ngập lụt do mưa lũ ở Hà Nội

Tham gia buổi họp báo có ông Nguyễn Anh Tú, Phó vụ trưởng Vụ an toàn hồ đập bộ NNPTNT; Ông Đặng Ngọc Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh; Ông Đặng Hồng Hải, Trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy tỉnh Hà Tĩnh; Giáo sư Nguyễn Cảnh Thái, Phó Hiệu trưởng trường Đại học thủy lợi... và nhiều thành phần cơ quan chức năng liên quan khác của tỉnh Hà Tĩnh.

Tại buổi họp báo, sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh đã có báo cáo cụ thể về những thiệt hại nặng nề bước đầu đã thống kê được do bão lũ gây ra tại địa phương. Báo cáo cho thấy, lũ lụt xảy ra đã khiến 6 người trên địa bàn tỉnh t‌ử von‌g, về ngập lụt thì thời điểm cao nhất (ngày 20-10) có 118 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thành phố bị ngập lụt lũ. Toàn tỉnh đã tổ chức sơ tán được 18.771 hộ/ 59.268 người.

Về dân sinh, có 42.456 hộ/151.288 người bị ảnh hưởng; tài sản của nhân dân tại các xã bị ngập sâu: nhà cửa, các đồ dùng gia đình, vật dụng, lương thực, gia súc, gia cầm thiệt hại rất lớn. thiệt hại về sản xuất nông nghiệp: Có 132 ha lúa mùa, nhiều diện tích cây ăn quả và hoa màu; 2.317ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập và thiệt hại.

Về y tế, có 40 trạm y tế, 01 bệnh viện bị ngập lụt, hư hỏng nghiêm trọng; nhiều hó‌a chấ‌t, thuốc men, trang thiệt bị bị thiệt hại, đặc biệt tại bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Xuyên, các thiệt bị hiện đại bị hư hỏng như máy chụp XQ, hệ thống hấp sấy tiệt trùng,... Một số công trình giao thông bị hư hỏng nặng như Cầu Trốc Vạc huyện Hương Sơn; Cầu Kỳ Thượng và cầu Kỳ Giang huyện Kỳ Anh; Cầu Hương Bình, huyện Hương khê; mặt đường Nguyễn Huy Lung TP Hà Tĩnh và một số tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ bị hư hỏng nghiêm trọng.

Toàn cảnh buổi họp báo thông tin về thiệt hại do bão lũ và công tác khắc phục.

Hiện còn 106 trường nghỉ học, số học sinh nghỉ học 38.600 em. Các trường học nước đã rút ra khỏi phòng học, còn hơn 10 trường nước đang còn ở sân trường. Giáo viên và học sinh cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể đang tổ chức dọn dẹp để các em sớm được quay lại trường. Hiện nay tỉnh Hà Tĩnh đang phải điều động tất cả các cơ quan, cán bộ, chiến sỹ tập trung cùng nhân dân khắc phục hậu quả do mưa lũ để lại. Công tác chỉ đạo khắc phục diễn ra hết sức khẩn trương, tiếp tục chủ động đưa ra các phương án để đối phó với diễn biến mưa lũ đang hết sức phức tạp.

Tất cả các bệnh viện, trung tâm y tế và trung tâm kiểm soát bệnh tật đều bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vật tư y tế, hó‌a chấ‌t phục vụ khám chữa bệnh phòng chống dịch và bảo đảm cung cấp đầy đủ suất ăn cho bệnh nhân điều trị nội trú đối với các bệnh viện bị ngập.

Sau lũ, vấn đề về nước sạch, vệ sinh môi trường được quan tâm hàng đầu. Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn hiện nay đã xử lý được 1.800 giếng/6.000 giếng cho các hộ dân bị ngập lụt. Hiện nay, nước rút đến đâu thì chính quyền và người dân cùng làm vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng đến đó, khơi thông cống rãnh, nạo vét các tuyến đường bị sạt lở, không để nước tù đọng lâu ngày, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Đối với việc lúa của người dân bị ngập ướt trong lũ, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các huyện thu gom toàn bộ số lượng lúa bị ngập vận chuyển đến Chủ cơ sở để sấy; hiện tại chủ các cơ sở sấy ở Can Lộc đã sấy được 165 tấn lúa, 100 tấn ngô ở các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên vận chuyển đến.

Trước những phản ứng cũng như suy luận đối với thông tin liên quan hồ Kẻ Gỗ xả lũ chính là hệ lụy của lũ lụt, báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh chỉ ra cụ thể quy trình vận hành hồ, cụ thể trích từ báo cáo như sau: “Tổng lượng mưa tại hồ Kẻ Gỗ từ 7g ngày 15-10 đến 7g ngày 21-10 là 1.249 mm; tổng lượng nước đến 280 triệu m3; lưu lượng nước đến hồ lớn nhất 2.539m3/s (đạt lúc 4g ngày 19-10-2020); Diễn biến mực nước hồ Kẻ Gỗ: Lúc 7g ngày 15-10 là (+25,80m), thấp hơn ngưỡng tràn xả lũ 0,7m (ngưỡng tràn xả lũ hồ Kẻ Gỗ là 26,5); lúc 6g ngày 17-10 là (+26,62m) cao hơn ngưỡng tràn xả lũ 0,12m; lúc 6g ngày 18-10 là (+29,13m) cao hơn ngưỡng tràn xả lũ 2,63m (trong vòng 24 giờ mực nước hồ tăng lên 2,51m); mực nước hồ tại thời điểm mở tràn 13g ngày 18-10 là (+30,70m) tương đương Whồ = 293,20 triệu m3; mực nước tại thời điểm cao nhất (lúc 11g30 ngày 19-10) trong quá trình xả lũ (+33,80m) tương đương Whồ = 384 triệu m3;

Hồ xả lũ bắt đầu từ 13g ngày 18-10 với lưu lượng tăng dần từ 50m3/s lên 200m3/s và lưu lượng xả lớn nhất 1.060 m3/s (bằng 41,7% lưu lượng đỉnh lũ là 2.539m3/s) và mức xả này chỉ duy trì trong thời gian 01 giờ (từ 9g00 đến 10g ngày 19-10) sau đó giảm dần. Như vậy trong quá trình điều tiết vừa qua hồ Kẻ Gỗ đã tham gia chậm lũ cho hạ du với dung tích khoảng 200 triệu m3. Hiện lúc 21g ngày 23-10-2020 hồ xả với lưu lượng 150m3/s không ảnh hưởng đến hạ lưu.

Các hồ chứa có cửa van khác điều tiết đều xả tràn với lưu lượng bình quân từ 50 đến 150m3/s; riêng hồ Sông Rác xả tràn thời điểm cao nhất 400m3/s (lúc 16g30’ ngày 19-10). Thủy điện Hố Hô bắt đầu xả tràn từ 9g ngày 16-10-2020 với lưu lượng 161m3/s; thời điểm lớn nhất lúc 19g ngày 16-10-2020 với lưu lượng 911m3/s.”

Văn phòng báo PL&XH tại Bắc Trung Bộ cùng bạn đọc báo đã về rốn lũ huyện Cẩm Xuyên trao hàng cứu viện cho bà con bị thiệt hại. " style=" ">

Văn phòng báo PL&XH tại Bắc Trung Bộ cùng bạn đọc báo đã về rốn lũ huyện Cẩm Xuyên trao hàng cứu viện cho bà con bị thiệt hại.

Tại cuộc họp báo này, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh bày tỏ tấm lòng biết ơn tới Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ, ngành, Hội, Đoàn thể Trung ương; Nhân dân cả nước và ở nước ngoài đã quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ cho Hà Tĩnh cả về tinh thần và vật chất trong lúc hoạn nạn, khó khăn. Cảm ơn các bộ, ngành Trung ương, Bộ Tư lệnh Quân khu IV... đã trực tiếp chỉ đạo và chi viện lực lượng giúp đỡ tỉnh đối phó với lũ, lụt; các phóng viên Báo, Đài của Trung ương và địa phương đã không quản ngày đêm, khó khăn, hiểm nguy bám trụ vùng lũ để đưa tin kịp thời. Đặc biệt là bộ Nông nghiệp và PTNT đã giúp tỉnh trong điều tiết hồ chứa Kẻ Gỗ, bảo đảm an toàn đập và giảm ngập lụt cho vùng hạ du.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật