Hồ nước ngọt sâu và lâu đời nhất thế giới với niên đại hơn 25 triệu năm

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đây là hồ có lượng nước ngọt lớn nhất thế giới, được hình thành cách đây khoảng 25 – 30 triệu năm trước.
Hồ nước ngọt sâu và lâu đời nhất thế giới với niên đại hơn 25 triệu năm
Ảnh minh họa

Xem Video: Hồ nước ngọt sâu và lâu đời nhất thế giới với niên đại hơn 25 triệu năm

Nằm ở phía nam Siberi thuộc Nga, hồ Baikal là hồ nước ngọt có lượng nước lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 20% tổng lượng nước ngọt không bị đóng băng quanh năm trên bề mặt trái đất.

Xét về lượng nước ngọt, nó còn nhiều hơn cả 5 hồ nước của Ngũ Đại Hồ cộng lại. Xét về diện tích bề mặt, Baikal lớn thứ 7 thế giới.

Đây là hồ nước ngọt sâu và lâu đời nhất thế giới, với niên đại từ 25 – 30 triệu năm

Với độ sâu lên tới 1.642 m, hồ Baikal còn là hồ nước sâu nhất thế giới, đồng thời còn lâu đời nhất khi hình thành cách đây khoảng 25 – 30 triệu năm trước.

Phía đông của hồ là nơi sinh sống của người dân bộ lạc Buryat. Người dân sống nhờ việc chăn thả dê, bò, lạc đà và cừu. Đây cũng là nơi có môi trường sống khắc nghiệt khi nhiệt độ trung bình mùa đông khoảng -19 độ C và mùa hè khoảng 14 độ C.

Vẻ đẹp siêu thực của hồ Baikal vào mùa đông

Vào mùa đông, nước hồ rất trong. Thậm chí ở những khu vực mở, độ trong của hồ có thể nhìn được độ sâu 30 – 40 m.

Video đang HOT

Volume 0%

Đó cũng là thời điểm lớp nước đóng băng dày trên mặt hồ, với độ dày trung bình 0,5 m đến 1,4 m. Thậm chí một số nơi băng dài tới 2 m. Độ dày này có thể chịu được trọng tải của xe khoảng 15 tấn. Nên mùa đông là lúc dòng du khách từ khắp nơi đổ về hồ để trượt băng và ngắm cảnh rất đông.

Những khe nứt của băng có thể kéo dài tới hàng chục km, nhờ đó giúp những loài cá sống bên dưới không ngạt thở vì thiếu oxy

Trên bề mặt hồ, đôi chỗ mặt băng trơn trượt và phản quang như mặt gương. Ngoài đi bộ ngắm cảnh, đôi khi du khách đi giày trượt hay ngồi xe trượt tuyết để trải nghiệm đủ cảm giác khác nhau.

Bề mặt băng dày thậm chí có thể chịu được trọng tải của xe chở 15 tấn

Du khách đi dạo trên mặt hồ đóng băng

Đặc biệt, nhiều đoạn trên lòng hồ xuất hiện các vết nứt trắng xóa mang hình thù kỳ lạ. Những vệt nứt này có chiều ngang 2-3m, chiều dài có thể lên tới 10-30km.

Cũng nhờ các vệt nứt, nhiều loài cá nằm sâu dưới lòng hồ không chết ngạt vì thiếu oxy. Cho tới nay, băng đá ở hồ Baikal vẫn mang nhiều điều bí ẩn, thu hút sự chú ý của các nhà khoa học.

Thế giới động thực vật quanh hồ rất phong phú, trong đó có những loài không tìm thấy ở những nơi khác

Hiện hồ Baikal là nơi sinh sống của hơn 1700 loài động thực vật, tới hai phần ba trong số đó không tìm thấy ở những nơi khác như hải cẩu Baikal, chồn zibelin, hoẵng Siberia, hươu xạ Siberia, chuột Lemming… UNESCO công nhận là hồ Baikal Di sản thế giới vào năm 1996.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật