Nghị sĩ Mỹ khởi xướng trừng phạt Nga sau vụ Navalny

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các thượng nghị sĩ Mỹ đề xuất biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Nga vì trường hợp của ông Alexei Navalny.
Nghị sĩ Mỹ khởi xướng trừng phạt Nga sau vụ Navalny
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và nhà hoạt động đối lập Nga Alexei Navalny (phải).

Xem Video: EU gia hạn trừng phạt kinh tế Nga thêm 6 tháng

Thông tấn TASS đưa tin, Thượng Nghị sĩ Đảng Dân chủ Mỹ Chris Coons thông báo ông cùng nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng đã đề xuất các biện pháp trừng phạt nhằm vào các quan chức Nga vì liên quan đến tình hình của ông Alexei Navalny.

Các Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Mỹ Chris Coons, Chris Van Hollen cùng các Thượng Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Marco Rubio, Mitt Romney đã giới thiệu trước lưỡng đảng một dự luật trừng phạt nhằm vào phía Nga, buộc nước này chịu trách nhiệm về các hành vi độc hại theo Đạo luật năm 2020, dự luật có mục tiêu áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với quan chức Nga đồng lõa với hành vi vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, bao gồm vụ đầ‌u độ‌c nhà lãnh đạo đối lập, nhà hoạt động chống tham nhũng Alexei Navalny gần đây.

"Dự luật chỉ đạo chính quyền hành động [các biện pháp trừng phạt-ND] nếu xác định được Điện Kremlin vi phạm luật của Mỹ về cấm sử dụng vũ khí hóa học và sinh học" - thông báo nêu rõ.

"Trong bối cảnh Nga tiếp tục can thiệp vào cuộc bầu cử của chúng tôi và thực hiện các hành động ác ý khác ở các nước như Belarus, Ukraine và Syria khiến thế giới trở nên nguy hiểm hơn thì dự luật lưỡng đảng này tìm cách buộc Putin và nội bộ của ông ta phải chịu trách nhiệm" - Thượng nghị sĩ Coons nói về dự thảo trừng phạt Nga.

Trước đó, Nghị viện châu Âu đã công bố một nghị quyết không ràng buộc, kêu gọi các quốc gia thành viên EU cùng áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga vì vụ việc xảy ra đối với ông Alexei Navalny.

Nghị viện Châu Âu cáo buộc rằng “mưu toan ám sát Navalny là một phần nỗ lực có hệ thống hòng dập tắt các tiếng nói phản đối và ngăn chặn nhà đối lập cũng như nhiều tiếng nói bất đồng khác lên tiếng tố cáo tệ nạn tham nhũng nghiêm trọng của chế độ, đồng thời răn đe đối lập chính trị trên cả nước.”

Do vậy, Nghị viện Châu Âu ra nghị quyết yêu cầu Liên Hiệp Châu Âu thiết lập một danh sách các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt ngay khi có thể và siết chặt hơn nữa các trừng phạt hiện có nhắm vào Nga.

Các lệnh trừng phạt được khuyến khích tại Nghị viện châu Âu nhằm vào Nga áp đặt từ sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 và vụ đầ‌u độ‌c Sergei Skripal tại Anh năm 2018.

Không khuất phục trước hành động của châu Âu, phía Nga đã có những tuyên bố mạnh mẽ.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga, bà Maria Zakharova, cảnh báo “mọi ý đồ đưa ra các trừng phạt nhân danh vụ Navalny sẽ được hiểu như là chống Nga”. Theo bộ Ngoại Giao Nga, “mục tiêu thật sự trong chiến dịch này của Liên Hiệp Châu Âu là nhằm tiếp tục thực thi chính sách phá hoại chống lại đất nước Nga”.

Ông Putin nghi ngờ Navalny có thể đã tự đầ‌u độ‌c chính mình.

Ông Alexei Navalny, lãnh đạo 44 tuổi của đảng Liên minh Nhân dân Nga đối lập, bất tỉnh khi đang trên chuyến bay từ Siberia đến Moscow hôm 20/8, sau đó được đưa tới Berlin để điều trị theo nguyện vọng của gia đình.

Trợ lý của Navalny cho rằng ông bị đầ‌u độ‌c khi uống trà tại quán cà phê ở sân bay Tomsk, Siberia, trước khi lên máy bay. Anh và Đức tuyên bố Navalny bị đầ‌u độ‌c bằng chất độc thần kinh Novichok. Nga trong khi đó phủ nhận, cho rằng các cáo buộc đều "vô căn cứ".

Pháp và Thụy Điển sau đó xác nhận các mẫu xét nghiệm được phía Đức cung cấp đúng là chất độc Novichok - một chất độc được các nhà khoa học Liên Xô phát triển.

Giữa lúc các thông tin mâu thuẫn về ông Navalny bị ngộ độc xuất hiện, tờ Le Monde của Pháp dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhận định với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron qua một cuộc điện đàm rằng, ông Navalny có thể đã tự đầ‌u độ‌c mình bằng chất độc Novichok vì một lý do nào đó.

Trong một cuộc điện đàm giữa 2 nhà lãnh đạo hôm 14/9, ông Putin được cho là đã gọi chính trị gia đối lập Navalny là "một người chuyên gây rắc rối trên internet từng giả vờ bị bệnh".

Nga vẫn khẳng định rằng ông Navalny không bị đầ‌u độ‌c. Khi được yêu cầu tiến hành điều tra vụ việc hôm 20/8, các quan chức Nga đã phàn nàn rằng Đức không chia sẻ các thông tin và rằng các cố vấn của ông Navalny đã hủy các bằng chứng.

Moscow cũng khẳng định đã phá hủy kho hó‌a chấ‌t từ thời Liên Xô của họ. Hơn nữa, các nhà khoa học Nga khẳng định không có chất độc thần kinh nào mang tên Novichok, đây là một nhóm chất độc thần kinh và hiện nay các tài liệu nghiên cứu đã bị hủy. Nhà khoa học từ thời Liên Xô cũng khẳng định nếu chất độc đúng như họ từng nghiên cứu tồn tại đến nay thì chắc chắn sẽ không có nạn nhân nào sống sót bởi chúng không thể được cứu chữa dưới bất cứ phương pháp y học nào.

Trên thế giới hiện mới chỉ có Mỹ công bố và cấp bằng sáng chế sản phẩm chất độc Novichok.

Đại diện Thường trực của Liên bang Nga ở Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) Alexander Sulgin năm 2018 đã công bố tài liệu của cơ quan Bằng sáng chế và Thương hiệu (United States Patent và Trademark Office) của Mỹ và cho biết, ngày 01/12/2015 cơ quan này đã đề nghị phía Nga kiểm tra “bằng sáng chế phát minh của nhà khoa học Mỹ T.Rubin”.

Tài liệu này khẳng định rằng, ở Mỹ chất độc thần kinh như "Novichok" không chỉ được sản xuất, mà còn được cấp bằng sáng chế như một vũ khí hóa học. Ông Shulgin giải thích rằng, văn bản của tài liệu đề cập việc phát minh ra một viên đạn đặc biệt chứa chất độc.

Khi sử dụng công cụ này, tác động chết người gây ra qua tiếp xúc với chất độc hại này đối với c‌ơ th‌ể người. Nói cách khác, loại vũ khí này chịu sự kiểm soát của Hiệp ước về cấm vũ khí Hóa học (CWC).

Hơn nữa, ông Sulgin cũng lưu ý rằng, kết quả tìm kiếm Google, với từ khóa "Novichok" có thể tìm thấy hơn 140 bằng sáng chế của Mỹ cấp, liên quan đến việc sử dụng và bảo vệ khỏi tác động của chất độc chiến tranh này.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật