Đức sẽ làm gì để giải quyết Nord Stream 2?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mới đây, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho biết việc hoàn thành dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) hiện là một vấn đề vinh dự đối với Đức.
Đức sẽ làm gì để giải quyết Nord Stream 2?
Mỹ ngăn chặn Nord Stream 2 là một bằng chứng cho thấy sự chia rẽ trong Liên minh châu Âu. (Ảnh: RIA)

Theo đó, ông Lavrov cho rằng: “Đối với Nord Stream 2 tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta nên bình tĩnh. Chúng ta thấy hàng ngày Mỹ công khai cố gắng để làm hạ thấp Liên minh Châu Âu, đặc biệt là Đức”.

Ngoại trưởng Nga cho biết thêm, thông qua các quan chức của mình Mỹ buộc Đức tăng cường an ninh năng lượng. Theo đó Mỹ muốn nói là từ bỏ Nord Stream 2 và chuyển sang sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ có giá đắt hơn nhiều. “Tôi cho rằng, đây là ý kiến cá nhân của tôi, hiện tại tôi không nói chính thức, theo tôi vấn đề này bây giờ là vấn đề danh dự của Đức”, ông Lavrov nói.

Trước đó, hôm 21/9, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Washington đang thành lập liên minh để ngăn chặn Nord Stream 2 và hy vọng việc xây dựng đường ống sẽ không hoàn thành.

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, nhà nghiên cứu khoa học hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu Đức thuộc viện Châu Âu, viện Hàn lâm Khoa học Nga, Alexander Kamkin đã bày tỏ quan điểm về cách Đức sẽ giải quyết vấn đề này.

“Danh dự của nước Đức từ lâu đã được cất giữ cùng với dự trữ vàng của nước này ở Mỹ (có thông tin cho rằng một phần trữ lượng vàng của Đức nằm ở Mỹ). Một mặt, Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz nói rằng Nord Stream 2 sẽ được hoàn thành. Mặt khác, đôi khi chúng tôi nghe thấy những ý kiến trái chiều từ những người đồng đảng của Thủ tướng Angela Merkel. Có thể nói Đức đang đứng giữa hai con đường và không biết chọn theo con đường nào”, ông Kamkin nhận định.

Theo ông Kamkin, một yếu tố khác là sự xung đột lợi ích giữa các doanh nghiệp Đức và những chính trị gia ở Đức có định hướng về Mỹ.

“Đối với Đức, dự án này là cực kỳ quan trọng và không có khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nào của Mỹ có thể cạnh tranh với dự án này về giá cả và khối lượng cung cấp. Do đó, đại diện các doanh nghiệp Đức đã chiến đấu trong thời gian qua sẽ là một trong những người hưởng lợi từ dự án này”, ông Kamkin giải thích.

Cũng theo ông Kamkin, các lực lượng chính trị trong Đức chủ yếu tập trung vào hội nhập xuyên Đại Tây Dương. Và việc nghiêng về chính sách đối ngoại của Đức đối với Đại Tây Dương là dể hiểu, nhưng “tình bạn là tình bạn”, và lợi ích kinh tế có phần khác nhau.

“Đức sẽ bảo vệ lợi ích kinh doanh đến cùng, nhưng Mỹ sẽ không tiếc sức ngăn chặn  các đối tác Đức và buộc họ phải từ bỏ việc hoàn thành Nord Stream 2”, ông Kamkin nhận định.

Sự chia rẽ trong Liên minh châu Âu vì Nord Stream 2

Theo nghị sĩ Quốc hội Đức Waldemar Herdt thuộc đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD), kế hoạch thành lập liên minh của Mỹ nhằm ngăn chặn Nord Stream 2 là một bằng chứng cho thấy sự chia rẽ trong Liên minh châu Âu.

“Kịch bản mà Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói đến có thể dự đoán được. Tuy nhiên, một liên minh chỉ được hình thành khi có sự khác biệt giữa các nước châu Âu. Ban đầu, chúng tôi mong đợi rằng các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu sẽ có cùng một tiếng nói về vấn đề này”, ông Herdt nói.

Nghị sĩ Đức cho rằng áp lực của Washington đối với các quốc gia không theo quan điểm của Mỹ sẽ tăng lên.

Cũng theo ông Pompeo, Mỹ có thể chuẩn bị phản ứng về tình hình với vụ việc chính trị gia người Nga Alexei Navalny.

Trước đó, các cuộc tranh luận xung quanh tương lai của dự án Nord Stream 2 được nối lại với cao trào mới sau khi Berlin dựa trên ý kiến của các bác sĩ quân y, nói rằng Navalny đã bị đầ‌u độ‌c bằng một chất thuộc nhóm chất độc chiến trường Novichok. Trong bối cảnh đó, một số chính trị gia Đức đã kêu gọi đình chỉ dự án Nord Stream 2. Tuy nhiên, một số chính trị gia khác lại phản đối cách tiếp cận này.

Theo Thủ tướng Đức Angela Merkel các vấn đề của Nord Stream 2 và vụ Navalny nên được xem xét riêng rẽ. “Dự án là một liên doanh kinh tế Nga - châu Âu và việc liên kết nó với vụ Navalny là không phù hợp”, bà Merkel nói.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật