Vụ việc vỡ nợ hơn trăm tỷ đồng ở Bà Rịa-Vũng Tàu: Vay tiền không trả có thể bị ngồi tù hay không?

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đây là thông tin một trong những vấn đề pháp lý được bạn đọc quan tâm sát sao, về nội dung này Pháp Luật Plus đã có cuộc bàn luận với Luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiên Minh trong vụ việc xảy ra tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Vụ việc vỡ nợ hơn trăm tỷ đồng ở Bà Rịa-Vũng Tàu: Vay tiền không trả có thể bị ngồi tù hay không?
Luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiên Minh.

Xem Video: Vỡ dây hụi, chiếm đoạt 15 tỷ đồng để trả nợ

Xin được nêu văn tắt vụ việc vỡ nợ đang gây xôn xao tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhiều công dân vì tin tưởng Trần Thị Kim Loan nên đã cho vay với số tiền lên đến hơn 100 tỷ đồng và nhiều tài sản khác. Tuy nhiên, khi đến hạn trả tiền thì Trần Thị Kim Loan khất lần, lẩn tránh…

Rất bức xúc vì hành vi dối trá, lừa đảo của Trần Thị Kim Loan, nhiều người bị hại đã gửi Đơn tới cơ quan Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để cầu cứu, truy tìm Loan để nhận lại số tiền. Được biết, cơ quan Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã khởi tố vụ án này.

Được biết, tháng 2/2020, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành văn bản số 439/TB-CSHS Thông báo truy tìm Trần Thị Kim Loan.

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn nêu thông tin không đúng sự thật để vay tiền, đến hạn không trả mà lẩn tránh. Người có liên quan là Trần Thị Kim Loan, sinh năm 1966, cư trú tại 176 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Thắng Tam, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Nghĩa vụ trả nợ của người vay tiền

PV - Việc Trần Thị Kim Loan vay tiền của nhiều người, với giá trị tài sản (tiền) lớn, nhưng đến hạn không trả mà lẩn tránh, theo quy định của Pháp Luật thì Trần Thị Kim Loan có nghĩa vụ gì với người cho vay, thưa Luật sư?

Bàn luận về nội dung này, Luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiên Minh cho hay: “Theo quy định tại Điều 466, Bộ Luật Dân sự 2015, người đi vay phải có nghĩa vụ trả nợ cho người vay. Cụ thể:

Nếu tài sản vay mượn là tiền thì người đi vay phải trả đúng và đủ số tiền đã vay.

Nếu tài sản là vật thì người đi vay phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng. Nếu không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

Ngoài ra, nếu đến thời hạn trả nợ mà người đi vay không trả hoặc không trả đủ số tiền đã vay thì người cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả”.

Được biết, tháng 2/2020, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành văn bản số 439/TB-CSHS Thông báo truy tìm Trần Thị Kim Loan.

Có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm

PV - Trong trường hợp Trần Thị Kim Loan vay tiền, đến hạn không trả mà lẩn tránh sẽ bị Pháp Luật xử lý ra sao?

Bàn luận về nội dung này, Luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiên Minh cho hay: Điều 175. Tội lạ‌m dụn‌g tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nêu rõ: “1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ Luật Hình Sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;  

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;  đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;       e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;  b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Theo quy định trên thì tội lạ‌m dụn‌g tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi: vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó, hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có khả năng nhưng cố tình không trả; hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Giá trị tài sản bị chiếm đoạt: tài sản phải có giá trị từ bốn triệu đồng trở lên thì mới phạm vào tội này, nếu dưới bốn triệu đồng thì phải hội đủ các điều kiện khác của điều luật như đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và điều 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ thì mới phạm vào tội lạ‌m dụn‌g tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Luật sư Quách Thành Lực - Giám đốc Công ty luật TNHH LSX.

PV - Trong trường hợp vụ việc xảy ra tại Bà Rịa - Vũng Tàu, nhiều bị hại đã cho Trần Thị Kim Loan vay tiền, có giấy viết tay, biên nhận, chuyển khoản ngân hàng…liệu có cách nào để đòi lại tiền, tài sản không thưa luật sư?

Bàn luận về nội dung này, Luật sư Quách Thành Lực - Giám đốc Công ty luật TNHH LSX cho biết: “Hợp đồng vay, biên nhận tiền là một trong những chứng cứ quan trọng để chứng  minh có hay không việc vay mượn tiền. Nhưng ngoài những văn bản nói trên, có một số tài liệu cũng có thể được xem là chứng cứ để chứng minh giữa các bên có tồn tại giao dịch cho vay tiền.

Cụ thể các thông điệp điện tử như: tin nhắn giao dịch về việc vay tiền, nhận tiền; email trao đổi về việc vay tiền, nhận tiền hoặc các xác nhận từ ngân hàng nếu cho vay thông qua hình thức chuyển khoản… có thể xem là nguồn của chứng cứ theo quy định tại Điều 94 BLTTDS 2015".

PV - Trong trường hợp Trần Thị Kim Loan trốn sang địa phương khác thì có bị truy bắt, buộc trả nợ hay không thưa luật sư?

Luật sư Quách Thành Lực: Được biết, tháng 2/2020, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành văn bản số 439/TB-CSHS Thông báo truy tìm Trần Thị Kim Loan. Như vậy, Trần Thị Kim Loan có hành vi bỏ trốn khỏi nơi cư trú nhằm chiếm đoạt tài sản thì hành vi trên đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm của tội “lạ‌m dụn‌g tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 175 BLHS. 

Bằng những nội dung công dân gửi tới cơ quan chức năng, Pháp Luật Plus kính đề nghị Cơ quan công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các cơ quan liên quan nhanh chóng giải quyết vụ việc, tránh khiếu nại kéo dài và hồi âm tới Pháp Luật Plus.

Trước đó, nhiều công dân vì tin tưởng Trần Thị Kim Loan nên đã cho vay với số tiền lên đến hơn 100 tỷ đồng và nhiều tài sản khác.

Tuy nhiên, khi đến hạn trả tiền thì Trần Thị Kim Loan khất lần, lẩn tránh… Rất bức xúc vì hành vi dối trá, lừa đảo của Trần Thị Kim Loan, nhiều người bị hại đã gửi Đơn tới cơ quan Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để cầu cứu, truy tìm Loan để nhận lại số tiền. Được biết, cơ quan Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã khởi tố vụ án này.

Đơn cử như bà Đỗ Hồng Lụa, cũng là nạn nhân của Trần Thị Kim Loan, sau khi dỗ ngon dỗ ngọt bằng những lời lẽ có cánh, bà Lụa đã cho Loan vay 5,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay Loan đã bỏ trốn, ôm theo số tiền tích luỹ của bà Lụa và biến mất.

Ngoài khoản tiền 5,5 tỷ đồng cầm của bà Đỗ Hồng Lụa, Trần Thị Kim Loan đã tinh vi khi vẽ ra một Giấy góp vốn, nhận của bà Lụa là 600 triệu đồng vào việc mua yến Đảo. Đến nay, số tiền vốn góp này cũng theo Trần Thị Kim Loan “biến mất”. Còn việc mua góp yến Đảo cũng chưa nhìn thấy đâu.

Hay trường hợp của bà Lâm Thu Trà cho Trần Thị Kim Loan vay 50 tỷ đồng (có giấy vay tiền) năm 2019, với cam kết sau một tháng sẽ trả lại. Đáng chú ý, giấy vay tiền có chữ ký của chồng là ông Giang Vinh, và vợ là Trần Thị Kim Loan.

Được biết, ông Giang Vinh nguyên là Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Một trường hợp khác, Trần Thị Kim Loan cũng vay của ông N.N.C với số tiền 2 tỷ đồng và cũng với lời hứa 3 tháng sau sẽ trả lại (vay tháng 5/2019). Tuy nhiên, đến nay Trần Thị Kim Loan đã biến mất.

Để ngăn chặn việc sang nhượng tài sản tại địa phương, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tháng 1/2020 đã gửi Văn bản số 159/PC02-Đ4 tới Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai các thành phố, huyện, thị xã thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

Tại mục 3, có nêu: Nếu phát hiện bà Trần Thị Kim Loan, ông Giang Vinh hoặc Công ty TNHH thương mại Hoàng Hạc có đứng tên tài sản là đất, tài sản khác gắn liền với đất tại địa phương thì đề nghị tạm ngưng mọi giao dịch đến khi có thông báo mới.

Như vậy, có thể thấy đây là động thái rất kịp thời của cơ quan Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong vụ việc liên quan đến Trần Thị Kim Loan. Động thái này sẽ ngăn chặn được các cá nhân liên quan trong vụ việc sang nhượng tài sản khi cơ quan Công an đang điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bản thân cơ quan Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng nhận thức được rõ cần tránh hoàn thiện thủ tục sang nhượng tài sản là đất, tài sản khác gắn liên với đất có liên quan đến Trần Thị Kim Loan, ông Giang Vinh và Công ty TNHH thương mại Hoàng Hạc, nếu không sẽ vướng vào Pháp Luật.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật