Phát hiện sinh vật khổng lồ trôi dạt vào bờ biển khiến du khách hết hồn vì nghĩ rằng nó đến từ hành tinh khác

Lumia Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đến khi nhìn kỹ thì ai nấy cũng vỡ lẽ ra đây là con vật xuất hiện khá nhiều trên mạng với một số bức ảnh chế hài hước.
Phát hiện sinh vật khổng lồ trôi dạt vào bờ biển khiến du khách hết hồn vì nghĩ rằng nó đến từ hành tinh khác
Phát hiện sinh vật khổng lồ trôi dạt vào bờ biển

Xem Video: Những Quái Vật Bí Ẩn Từng Trôi Dạt Vào Bờ Biển

//

Vào hôm thứ 7 (25/07), khi đang đi dạo trên bờ biển phía tây nam Victoria (Úc), cặp vợ chồng Cath Rampton và Tom đã vô tình phát hiện một sinh vật kỳ lạ mà họ chưa từng bao giờ nhìn thấy. Theo Daily Mail, con vật lạ mà cặp đôi tìm thấy trên cửa sông Kennett là cá mặt trăng (Ocean Sunfish) .

Dù cả 2 vợ chồng đều là bác sĩ thú y nhưng họ đều thú nhận rằng chưa nhìn thấy con cá này bao giờ. Theo đó, con vật có chiều dài lẫn chiều rộng xấp xỉ 2m, tuy nhiên kích cỡ như vậy vẫn là còn bé so với loài này.

"Theo như tôi biết thì con này không phải là lớn lắm, chúng còn có thể to gấp đôi thế này cơ." - cô Rampton nói.

Con cá mặt trăng trôi dạt vào cửa sông Kennett cuối tuần trước.

Hai du khách Tim Rothman và James Barham cũng phát hiện ra con vật lạ vào hôm thứ 2 (27/07). Họ mô tả con cá giống như sinh vật ngoài hành tinh.

"Chúng tôi đang đi trên bờ biển thì phát hiện một tảng đá lớn nằm trên cát. Tôi chưa bao giờ thấy con vật nào kỳ lạ đến vậy. Cứ như thể chúng đến từ ngoài hành tinh." - anh Rothman chia sẻ. Tuy là sinh vật lạ đối với nhiều người nhưng chắc hẳn các cư dân mạng đã khá quen mặt với một số hình ảnh chế về cá mặt trăng:

Theo Daily Mail, một con cá mặt trăng trung bình có thể dài khoảng 2,5m và nặng đến vài trăm kg. Chúng có thể phát triển chiều dài lên tới 3m và chiều rộng là 4,2m, đạt trọng lượng khoảng 2,5 tấn. Đây là sinh vật thuộc nhóm dễ bị tổn thương trong tự nhiên nên việc tìm thấy chúng là một điều vô cùng đặc biệt.

Ralph Foster, nhà sưu tầm cá đến từ bảo tàng South Australian giải thích lý do vì sao có nhiều cá mặt trăng trôi dạt lên bờ biển như sau:

"Một trong những lý do lớn nhất là chúng bị va phải tàu lớn trên biển. Loài cá này cũng thường chết khi ăn phải túi nhựa do tưởng nhầm đó là sứa." Việc cá mặt trăng xuất hiện trên bờ biển South Australian cũng không phải là hiếm gặp, ông Foster nói rằng mỗi năm ông nhận được khá nhiều báo cáo về việc này.

Năm ngoái cũng có 2 ngư dân tìm thấy con cá mặt trăng dài 2,5m tại bờ biển South Australian.

Cá mặt trăng sống ở các vùng biển nhiệt đới. Loài này thường bị nhầm bởi cá mập do bộ vây của chúng. Ở một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, cá mặt trăng được xem là sơn hào hải vị.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật