Điều gì xảy ra với du thuyền khi bị ‘thất sủng’?

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hàng trăm du thuyền đi lại qua các vùng biển thế giới mỗi ngày, nhưng giờ đây chúng đồng loạt “giải nghệ“ vì không có khách do Covid-19.
Điều gì xảy ra với du thuyền khi bị ‘thất sủng’?
Những du thuyền không được dùng đến sẽ được đưa đến một nơi và phá dỡ. Ảnh: CNN.

Tháng 7, Carnival Corporation - "ông lớn" của ngành du lịch tàu biển đã công bố kế hoạch loại bỏ ít nhất 6 tàu du lịch. Một trong số đó là Costa Victoria, du thuyền 23 năm tuổi, đã bị tháo dỡ. Khi ngành công nghiệp du lịch biển khởi động trở lại, nhiều người tin rằng nó sẽ bắt đầu ở quy mô nhỏ hơn.

Một câu hỏi được nhiều người đặt ra là: Điều gì sẽ xảy ra khi một công ty quyết định cho các con tàu "về hưu"?

Khi một con tàu không còn được sử dụng, nó có thể sẽ bị bán cho công ty tàu biển nhỏ hơn. Con tàu sẽ được đổi tên thương hiệu, tân trang lại và tiếp tục làm việc trong nhiều năm nữa. Không ít tàu trong số đó được tái sử dụng và trở thành những du thuyền hút khách bậc nhất. Một trong số đó là QE2 nổi tiếng. Tàu vận hành từ năm 1969 đến 2008, sau đó trở thành khách sạn nổi ở Dubai vào năm 2018. "Nhưng điều này rất hiếm khi xảy ra", Chris Frame, một chuyên gia về hàng hải cho biết.

Nhưng đó là chuyện của những năm trước 2020. Sau đại dịch, lượng khách đi tàu du lịch sụt giảm nghiêm trọng. Do vậy, số lượng mua tàu cũ để tân trang thành du thuyền cũng ít dần đi. Con tàu được bán sắt vụn.

Các du thuyền trong những năm gần đây thường được cải tạo để trở thành những thành phố nổi khổng lồ trên biển, với đầy đủ các tính năng phục vụ du khách như sòng bạc, bể bơi, quán bar trên tầng thượng, spa...Và trong bối cảnh đại dịch, không ít trong số đó cuối cùng đã kết thúc ở các bãi như Gadani, gần cảng Karachi, Pakistan hay Alang, Ấn Độ.

Các thủy thủ đợi thủy triều lên rồi cố tình điều khiển tàu vào khu vực để chúng bị mắc kẹt trên bãi biển. Khi thủy triều rút, tàu mắc kẹt trong cát và việc tháo dỡ được bắt đầu. Những tài sản có giá trị trên tàu sẽ được mang đi bán tại địa phương. Một số món đồ sẽ được bán cho những người yêu thích tàu biển như Peter Knego. Trong nhiều năm, anh đã mua không ít các món đồ được tháo dỡ trên các con tàu, đóng container để vận chuyển về nhà của mình ở Mỹ, nơi được anh miêu tả giống như một bảo tàng tàu biển.

Peter Knego cho biết rất khó để đến thăm được các bãi phá dỡ tàu. Ảnh: CNN.

Tuy nhiên, có những lần Peter đến nơi không phải để "săn đồ", mà chỉ để nhìn quá trình các thủy thủ phá dỡ những con tàu. "Nhìn những vật thể lớn như thế trên bãi biển bị phá hủy trong một khung cảnh tự nhiên khiến tôi có cảm giác vừa bị thu hút, vừa đau lòng", anh nói.

Tuy nhiên, không phải con tàu nào sau khi ngừng hoạt động cũng bị phá bỏ. Một số được dùng để vận chuyển thuyền viên, khách du lịch về nhà. Khi tàu du lịch ngừng hoạt động, nó có thể nằm trong hai trạng thái. Trạng thái thứ nhất là vẫn được giữ lại tại bến đỗ, và được bảo trì để sẵn sàng đón khách trở lại. Trạng thái thứ hai là nó cứ tiếp tục nằm như thế trong thời gian dài, và chỉ có một thủy thủ trông coi. Trong tình hình ngành du lịch tàu biển ảm đạm như hiện tại, những con tàu nằm trong trạng thái thứ hai sẽ sớm phải đối mặt với việc bị đem đi phá hủy.

Tình hình dịch bệnh khiến ngành công nghiệp du lịch đường biển lao đao, nhiều công ty làm trong lĩnh vực này buộc phải tuyên bố phá sản trên thế giới. Ảnh: CNN.

Ngoài những con tàu cũ, nhiều du thuyền mới đóng có giá lên đến tỷ USD cũng đang nằm đắp chiếu do tình hình dịch bệnh. Một trong số đó là Scarlet Lady, con tàu du lịch mới đóng với mục đích đưa vào phục vụ du khách của hãng Virgin Voyages. Nhiều nhà phân tích tin rằng trong giai đoạn đại dịch này, tương lai của ngành công nghiệp tàu biển không thể nói trước điều gì. Và nếu có hoạt động trở lại, các công ty chuyên cung cấp du thuyền sẽ phải đối diện với phong cách đi du lịch mới. Họ buộc phải thích nghi và thay đổi thói quen du lịch trước đây.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật